Bạn có thể làm rất nhiều hoạt động để giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Hành động "yêu thương" bản thân sẽ cải thiện sức khỏe của bạn và có thể cứu sống bạn.
- Những loại trái cây giúp làm giảm các triệu chứng táo bón, chị em nên thường xuyên mua cho cả nhà ăn
- Ngày 7/3, Việt Nam ghi nhận 147.358 ca mắc COVID-19, Hà Nội, Nghệ An, Gia Lai có số ca mắc mới TĂNG nhiều nhất so với ngày trước đó
Hãy tiếp tục hành động bảo vệ sức khỏe với 8 cách này để đi đúng hướng "loại trừ" nguy cơ bị bệnh tim nhé. 1. Bỏ thuốc lá
Nếu bạn hút thuốc, bạn có nguy cơ bị đau tim cao hơn gấp đôi so với những người không hút thuốc và bạn có nhiều khả năng tử vong nếu bị đau tim.
2. Cải thiện mức cholesterol
Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn nếu bạn có:
- Tổng mức cholesterol trên 200
- Mức cholesterol HDL ("tốt") dưới 40
- Mức cholesterol LDL ("xấu") trên 160
- Triglyceride trên 150
Cholesterol không phải là thứ duy nhất quan trọng để xác định nguy cơ mắc bệnh tim nhưng nó là tác nhân tiềm ẩn lâu dài rất có hại. Bác sĩ sẽ xem xét tổng thể cơ thể, bao gồm tất cả các rủi ro tiềm ẩn của bạn để ác định mức độ bệnh. Để giúp giảm mức cholesterol, hãy ăn một chế độ ăn ít cholesterol, ít chất béo bão hòa, ít đường tinh luyện và nhiều chất xơ.
3. Kiểm soát huyết áp cao
Hơn 50 triệu người ở Hoa Kỳ bị tăng huyết áp và huyết áp cao làm cho nó trở thành yếu tố nguy cơ gây bệnh tim phổ biến nhất. Tập thể dục và ăn uống lành mạnh cũng như tránh muối giúp ích cho việc ngăn ngừa yếu tố gây bệnh tim này. Một số người cũng có thể cần thuốc để kiểm soát huyết áp.
Nếu bạn hay ngáy hoặc cảm thấy cực kỳ mệt mỏi suốt cả ngày, việc kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ có thể rất quan trọng. Nếu bạn mắc bệnh này, điều trị nó cũng sẽ giúp kiểm soát huyết áp cao.
4. Vận động
Những người không tập thể dục có nhiều khả năng mắc bệnh tim và tử vong vì bệnh này hơn những người năng động. Kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới, đặc biệt nếu bạn không hoạt động thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn biết bạn có thể làm gì và hoạt động nào phù hợp.
5. Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
Ăn thực phẩm ít chất béo và cholesterol. Tất cả mọi người nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt, các loại đậu và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác. Chất xơ tốt cho cholesterol của bạn và bạn sẽ nhận được vitamin theo cách tự nhiên từ thực phẩm.
Bạn vẫn có thể ăn cá (đặc biệt là cá hồi hoặc cá ngừ có nhiều axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe), thịt gia xúc, gia cầm nhưng hãy chế biến thịt nạc và giữ khẩu phần vừa phải. Đồng thời hạn chế muối và đường. Hầu hết mọi người thường ăn quá nhiều mối và đường sẽ rất có hại.
6. Có được một trọng lượng hợp lý Giảm thêm cân rất tốt cho tim mạch của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn giảm huyết áp cao và kiểm soát bệnh tiểu đường . 7. Kiểm soát bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường làm cho khả năng mắc bệnh tim cao hơn. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường không biết điều đó. Hãy kiểm tra và điều trị nếu bạn mắc hoặc nghi bị bệnh tiểu đường nhé. 8. Quản lý căng thẳng và tức giận Mọi người đều có những căng thẳng riêng và nổi giận ngay lúc ấy hay sau đó là điều bình thường. Khi căng thẳng và tức giận bùng phát, đặc biệt là nếu nó xảy ra nhiều, đó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Quản lý căng thẳng và giải quyết cơn tức giận của bạn theo những cách lành mạnh giúp bạn trở lại có trách nhiệm hơn và cũng giúp bạn bảo vệ "trái tim" khỏi nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tật.