Ho về đêm với cơn ho dữ dội, diễn ra với tần suất liên tục và kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, sức khỏe của người bệnh.
Trên thực tế, tình trạng ho khi nằm vào ban đêm có thể do nhiều yếu tố gây ra bao gồm cảm lạnh, chảy dịch mũi sau, hen suyễn dị ứng và thậm chí trào ngược dạ dày thực quản.

Khi ống phế quản bị viêm do cảm lạnh, phổi sẽ bị tim chèn ép
Bác sĩ chuyên khoa lồng ngực Tô Dịch Phong sống tại Trung Quốc chia sẻ trên Facebook rằng viêm phế quản và tắc nghẽn là triệu chứng thường gặp của cảm lạnh. Vì tim nằm ở phía trên phổi khi nằm xuống, phổi cần phải "nâng đỡ trọng lượng của tim" với mỗi hơi thở. Ngoài ra, phổi dưới cũng phải nâng đỡ trọng lượng của chính phổi, điều này tự nhiên trở nên rất khó khăn. Cơ thể phải ho mở khí quản thông qua phản ứng ho tự nhiên.
Lúc này, nếu áp dụng tư thế nằm sấp có thể giảm áp lực của tim lên phổi, giảm ho và khó thở, tăng hiệu quả trao đổi oxy, tăng hàm lượng oxy trong máu.
Thậm chí, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa nổi tiếng Lancet còn phát hiện ra rằng khi bệnh nhân mắc COVID-19 nằm xuống, áp lực của bệnh viêm phổi lên tim sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đáng kể, trong khi ngủ nằm sấp giúp cải thiện tình trạng này.
Bác sĩ Tô Dịch Phong cho biết: "Đây là lý do vì sao nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng được khuyến khích nằm sấp khi ngủ để giảm gánh nặng cho phổi và giúp loại bỏ đờm”.
Chảy dịch mũi sau do lạnh
Cơn ho do chảy dịch mũi sau đôi khi có cảm giác như có đờm sâu trong cổ họng, chẳng hạn như viêm phế quản, và đôi khi chỉ có các triệu chứng như ngứa họng và ho khan. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài hơn 7 tuần là chảy dịch mũi sau. Ngoài việc đi khám bác sĩ và uống thuốc, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng này thông qua các phương pháp chăm sóc tại nhà như rửa mũi bằng nước muối ấm, tránh phòng khô, chú ý đến chất lượng không khí và uống nhiều nước hơn.
Dị ứng, hen suyễn
Ho do dị ứng có thể do nhiều chất gây dị ứng khác nhau như phấn hoa, thay đổi nhiệt độ, dị ứng thực phẩm, lông động vật, bụi, mạt bụi,…
Những bệnh nhân biết được tác nhân gây dị ứng của mình có thể bắt đầu cải thiện môi trường gia đình, chẳng hạn như tránh hít bụi và giữ không khí trong nhà sạch sẽ và khô ráo.
Mặt khác, hen suyễn cũng là nguyên nhân phổ biến gây ho mãn tính, nhưng đôi khi rất khó chẩn đoán. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào nên đi khám bác sĩ để đánh giá.

Bệnh tim gây ho nhiều về đêm
Một bệnh nhân từng nghĩ rằng mình bị ho nhiều về đêm là do dị ứng với mạt bụi. Sau khi đi khám bác sĩ, phát hiện chức năng co bóp của tim chỉ còn 34%. Thực chất đây là bệnh do suy tim nặng gây ra. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề như ho lâu khi nằm, đừng quên đi khám.
Trào ngược dạ dày thực quản
Do thực quản và đường hô hấp gần nhau nên khi axit dạ dày hoặc thức ăn trào ngược lên, dễ gây kích ứng đường hô hấp và gây ho nhiều về đêm. Đồng thời, khi axit dạ dày trào ngược lên khoang mũi, có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, gây viêm, gây ra dịch mũi sau, cũng dễ gây ho.
Chuyên gia châm cứu người Nhật Hidetoshi Suzuki khuyên rằng nếu bạn bị ho, bạn có thể ấn "Huyệt Khổng Tối và Huyệt Trung Phủ" thường xuyên hơn để giúp làm giảm các triệu chứng ho và khó thở. Đặc biệt là sau khi tắm và khi cơ thể ấm, massage 30 phút trước khi đi ngủ giúp ngăn ngừa ho về đêm.
Về mặt bổ sung dinh dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping cũng khuyên bạn nên bổ sung nhiều hơn bốn chất dinh dưỡng chính khi bị cảm lạnh, bao gồm vitamin C để làm giảm các triệu chứng, khoáng chất kẽm để rút ngắn thời gian mắc bệnh, beta-glucan để tăng khả năng miễn dịch và cải thiện các triệu chứng, vitamin D để giảm nguy cơ nhiễm trùng, tất cả đều có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.