Trà có chứa axit oxalic, nếu bạn uống quá nhiều trà, axit oxalic sẽ quá tải. Người đàn ông đã uống trà hòa tan, loại trà này chứa axit oxalic nhiều hơn so với trà thông thường.
- 2 món rau của người Việt là ‘thuốc chữa đau đầu’, ăn vào giúp ngủ ngon đến sáng
- 3 thực phẩm không nên tiêu thụ ngay sau khi thức dậy: Nha sĩ cảnh báo ‘tác động tai hại’
Theo thông tin từ Người Đưa Tin, mới đây, bác sĩ thận người Trung Quốc Jiang Shoushan đã chia sẻ trên kênh Youtube về sức khỏe rằng tài liệu y học nước ngoài từng ghi nhận một người đàn ông uống 16 cốc trà hòa tan mỗi ngày, mỗi cốc 240ml (một ngày uống hết 3840ml).
Kết quả các xét nghiệm cho thấy nước tiểu của ông có nồng độ cao tinh thể canxi oxalat - các thành phần của sạn thận. Bác sĩ chẩn đoán thận của người đàn ông không thể phục hồi được và phải phẫu thuật thay thế thận.
Bác sĩ Jiang Shoushan phân tích rằng trà có chứa axit oxalic, nếu bạn uống quá nhiều trà, axit oxalic sẽ quá tải. Người đàn ông trong trường hợp trên đã uống trà hòa tan, loại trà này chứa axit oxalic nhiều hơn so với trà thông thường. Khi axit oxalic lắng đọng ở thận có thể khiến nồng độ tinh thể canxi oxalat trong thận tăng cao, lâu dần không thể hồi phục thận.
Tác hại của việc uống quá nhiều trà không chỉ có vậy, bác sĩ Chen Yancheng, Khoa Thận tại Phòng khám Tân Thành cũng giải thích rằng mặc dù trà là người bạn đồng hành tốt để giải nhiệt trong mùa hè, nhưng nếu uống quá nhiều trà đặc, do chứa ion phốt pho sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tới thận, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng vôi hóa, sinh ra sỏi thận.
Bác sĩ Chen Yancheng cũng nhắc nhở rằng không chỉ những người thận yếu cần chú ý hạn chế uống trà đặc mà ngay cả những người khỏe mạnh cũng phải cẩn thận.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân sỏi thận không được uống trà thay nước. Bệnh nhân chạy thận vẫn có thể thưởng thứ trà miễn là không uống trà đậm hoặc quá nhiều.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa những rủi ro do việc lạm dụng đồ uống này, mọi người dù khỏe mạnh hay ốm đau đều cần chú ý:
- Tránh uống trà đặc mỗi ngày và đừng uống quá nhiều trong một ngày.
- Sau khi uống thuốc nên đợi 4 tiếng mới uống trà.
- Tránh uống trà sau khi uống rượu hoặc uống trà khi bụng đói.
Dẫn tin từ VietNamNet, uống một tách trà đen mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho tâm trí và cơ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ, loại đồ uống chứa caffeine như trà đen có nguy cơ để lại tác dụng phụ.
Khi tiêu thụ quá mức, trà đen dễ khiến người ta cảm thấy lo lắng, bồn chồn, đi tiểu thường xuyên, ù tai, buồn nôn, thở nhanh. Trà đen cũng có khả năng tương tác với một số loại thuốc.
Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất không nên uống quá 4 tách trà đen mỗi ngày. Vượt quá lượng này có thể gây rủi ro cho sức khỏe của một người. Những người mang thai, đang cho con bú không nên uống nhiều hơn 3 tách trà đen vì lượng caffeine cao có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở trẻ sơ sinh.