Cây dây thìa canh được biết đến là một dược liệu quý có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường.
- Cây mã đề có tác dụng gì? Cách thức sử dụng để hiệu quả không phải ai cũng biết
- Khám phá tác dụng của cây mật gấu và cách sử dụng hiệu quả nhất
Cây dây thìa canh là gì?
Dây thìa canh là một loài cây thân thảo thuộc chi lõa ti, họ Apocynaceae, bản địa của rừng nhiệt đới miền Nam và miền Trung Ấn Độ. Tên khoa học: Gymnema sylvestre. Một số tên gọi khác của cây là dây muôi hay lõa ti rừng.
Nguồn gốc: cây được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ từ 2000 năm trước, phát triển nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ. Ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Lúc đầu, loài cây này được sử dụng để điều trị chứng nước tiểu có vị ngọt. Được tìm thấy tại Việt Nam vào năm 2006.
Đây là một loại cây thuốc quý có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Tác dụng này đã được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới công nhận.
Tên khác :
Dây thìa canh còn có tên gọi khác là: Dây muối, lõa ti rừng
Tên khoa học: Gymnema sylvestre
Đặc điểm của cây thìa canh:
Đây là loại cây có thân nhỏ dạng dây và không có tua cuốn, sống lâu năm và sống thành từng bụi.
Hiện nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh cây dây thìa canh có công dụng ổn định đường huyết. Đây là loại cây dây leo đã được sử dụng làm thuốc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
2. Dây thìa canh có tác dụng gì?
Cụ thể tác dụng của cây dây thìa canh đối với sức khỏe như sau:
- Dây thìa canh chữa tiểu đường
Bệnh tiểu đường là căn bệnh có tiến triển âm thầm. Người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh bước sang giai đoạn nặng. Do đó, người bệnh thường không được điều trị kịp thời. Đây là căn bệnh để lại những biến chứng về thần kinh, biến chứng về thận, mắt, cùng các biến chứng về tim mạch, khớp khác… Đặc biệt, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy cơ chế tác dụng của cây thìa canh là cơ chế kép và có tác dụng ngăn đường tăng cao, giúp các tế bào không bị ảnh hưởng bởi đường và đồng thời không hấp thu đường trong ruột.
Cụ thể cơ chế tác dụng:
Tác dụng điều trị tiểu đường của cây dây thìa canh là nhờ vào hoạt chất Gymnemic acid. Thìa canh thực hiện cơ chế tăng tiết dịch ở tuyến tụy một cách tự nhiên. Từ đó, tọ nên hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường rất cao, được mệnh danh là khắc tinh của bệnh tiểu đường.
Do đó, áp dụng đúng các bài thuốc chữa bệnh sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, hạ đường huyết, ổn định đường huyết ở người cao huyết áp và mắc bệnh tiểu đường, phòng ngừa được những biến chứng bệnh mà căn bệnh đái tháo đường gây ra.
Dây thìa canh được xem là loại thảo dược điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay. So với các loại thảo dược được có công dụng điều trị bệnh tiểu đường như: Cây giảo cổ lam, mướp đắng (khổ qua), nở ngày đất… thì cây thìa canh mang đến hiệu quả toàn diện hơn cả.
- Dây thìa canh chống béo phì
Theo một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột béo của các nhà khoa học Ấn Độ, kết quả thu lại khá bất ngờ, chuột béo không còn cảm giác thèm ăn và đưa cân nặng về mức chuẩn.
Do đó, có thể kết luận dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết đồng thời giảm đi lượng chất béo thừa trong cơ thể.
- Giảm mỡ máu
Trong dây thìa canh có chứa các dịch chiết giúp chuyển hóa lipid, giúp giảm các chất béo tiêu hóa được, tăng bài tiết Steroid trung tính và Sterol Acid qua phân.
Đồng thời, giúp giảm tổng lượng Cholesterol toàn phần và Triglycerid trong huyết tương. Từ đó, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân và giúp giữ cân nặng ổn định.
- Giảm lượng đường trong máu
Dây thìa canh chữa bệnh gì? Dây thìa canh chứa nhiều Acid Gymnemic mang đến hiệu quả ức chế hấp thu đường ở ruột và giảm đi lượng đường tân sinh trong gan.
Bên cạnh đó, giúp tăng cường khả năng sử dụng đường ở mô, cơ. Những cơ chế tác động này sẽ giúp giảm đi lượng đường vào máu một cách đáng kể. Đồng thời, ổn định đường huyết trong cơ thể ở mức an toàn.
3. Cách sử dụng dây thìa canh
Với mỗi trường hợp bệnh, sẽ có một cách điều trị bệnh khác nhau:
- Bài thuốc từ dây thìa canh dùng cho người mắc bệnh tiểu đường: Chuẩn bị 10g dây thìa canh, đun sôi với 500ml nước trong 15 phút. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên dùng sau bữa ăn 30 phút.
- Chữa trị vết rắn độc cắn: Dùng nấu nước uống hoặc Dùng quả, rễ tươi, thân dã nhuyễn giã nát và đắp lên vết thương. Để chữa độc, bạn dùng 4g lá thìa canh khô, tán thành bột
- Hỗ trợ trị phong thấp: Dùng lá (bỏ rễ, thân) để làm thuốc. Có thể dùng để trị bệnh phong thấp tê bại, bệnh trĩ.
- Dùng rễ giúp nôn và long đờm.
Không như những loại nước sắc khác thường gây cảm giác ngái khó chịu khi sử dụng, nước dây thìa canh có vị thơm, dễ uống. Dây thìa canh cũng rất tiện khi sử dụng lâu dài hàng ngày, không đắng như mướp đắng.
Để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết, bạn có thể kết hợp dùng dây thìa canh với cây Nở ngày đất
Thông tin thêm:
Thay vì đun nấu, bạn có thể dùng bình giữ nhiệt để hãm thìa canh như hãm trà. Nên chia thành 2 lần hãm trong ngày, mỗi lần hãm khoảng 25g.
Dùng nồi nhôm để sắc dây thìa canh sẽ không làm giảm đi hiệu quả của thìa canh.
4. Nên dùng thìa canh cho những đối tượng nào?
Nên dùng cho:
- Bệnh nhân mắc tiểu đường
- Bệnh nhân tiền tiểu đường, mắc phải các triệu chứng của bệnh tăng đường huyết
- Bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao
- Người thừa cân, béo phì
- Dùng dây thìa canh để giải độc tố cho người bị ngộ độc
5. Uống dây thìa canh có tác dụng phụ không ?
Sử dụng thìa canh rất an toàn, không hề gây độc hay tác dụng phụ.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm để làm thuốc uống hàng ngày.
Kết quả nhiều thống kê cho thấy, sau 1 tháng dùng nước sắc của cây dây thìa canh, có tới 98% bệnh nhân đã ổn định được đường huyết.
6. Một số tác dụng không mong muốn
Một số trường hợp dùng cây thìa canh có thể xuất hiện các hiện tượng sau:
- Hoa mắt, váng đầu: Hiện tượng này là do nguyên nhân người bệnh sử dụng thìa canh quá liều nên dẫn đến đường huyết giảm đột ngột. Cũng có thể là vì dùng thìa canh vào lúc đói.
- Đầy bụng khó chịu: Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân sử dụng nước sắc thìa canh để qua đêm. Tuyệt đối không nên dùng nước thìa canh để qua đêm, bởi nó rất dễ bị biến chất, thiu hỏng. Để sử dụng nước thìa canh để qua đêm an toàn, các bạn nên bảo quản trong tủ lạnh, đun sôi lại trước khi sử dụng.
7. Nên dùng thìa canh khô hay thực phẩm chức năng bào chế?
Hiện nay trên thế giới các nước phát triển, cây thìa canh chủ yếu được dùng dưới dạng trà khô hoặc tán bột. Nhiều thông tin báo chí nói rằng dùng dây thìa canh khô không có tác dụng, hay tác dụng thấp là hoàn toàn không có cơ sở.
So với dùng cây khô hoặc dạng bột, dùng dây thìa canh dạng viên thường tốn chi phí cao, nếu muốn đạt hiệu quả người bệnh phải tốn kém chi phí rất lớn.
8. Ai không nên dùng dây thìa canh ?
Những đối tượng không nên dùng dây thìa canh:
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ sau sinh
- Người bị tiêu chảy
- Trẻ nhỏ dưới 16 tuổi
Cây dây thìa canh là một dược liệu quý hiếm. Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ tác dụng của cây dây thìa canh và có thể bổ sung thêm một cách bảo vệ đường huyết cho mình, hạn chế ảnh hưởng tác dụng phụ của Tây y và có kết quả điều trị khả quan.