Siêng năng gội đầu hóa ra lại gây hại, 3 thời điểm càng gội đầu càng rước họa vào người: Dễ ốm, đột quỵ, bệnh tật gia tăng

Sống khỏe 07/11/2022 05:27

Không phải thói quen sinh hoạt nào cũng tốt, chẳng hạn như việc gội đầu. Việc gội đầu sai cách dễ khiến cơ thể mắc bệnh mà bạn cần phòng tránh.

Đặc biệt khi tiết trời thay đổi, nhiệt độ lạnh hơn, nhiều thói quen gội đầu tưởng như không sao, nhưng lại rất dễ bị cảm lạnh, đột quỵ. Một số chứng bệnh đau đầu, chóng mặt ngày càng gia tăng, phải chăng bạn đã gội đầu sai cách.

Chúng ta đã gặp một số trường hợp nhiều bệnh nhân đột quỵ trong phòng tắm, trong đó phần lớn nguyên nhân từ việc tắm và gội không đúng thời điểm. Chúng thực sự đáng sợ và bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo. Bạn nên tránh xa các thời điểm cần hạn chế gội đầu sau đây:

Gội đầu vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy

Sáng sớm là thời điểm nhiệt độ giảm thấp, hơn nữa vừa ngủ dậy não vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, tuần hoàn máu lúc này còn tương đối chậm, vỏ não lại ở trạng thái nhạy cảm.

Vì vậy cần cẩn trọng khi tắm hoặc gội đầu vào thời gian này, tốt nhất là không nên gội đầu. Vùng đầu vốn là nơi dễ cảm lạnh, khiến các dây thần kinh co lại gây tắc nghẽn mạch máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng liệt mặt, méo miệng, gây ra tai biến, đột quỵ và không qua khỏi.

Siêng năng gội đầu hóa ra lại gây hại, 3 thời điểm càng gội đầu càng rước họa vào người: Dễ ốm, đột quỵ, bệnh tật gia tăng - Ảnh 1
Các chứng đau đầu, chóng mặt do gội đầu. Ảnh:  Internet

Ngoài ra, các lỗ chân lông trên da đầu thường giãn mở từ 3 giờ đến 10 giờ sáng. Chính vì vậy, nếu bạn có thói quen gội đầu vào buổi sáng, nó sẽ khiến quá trình mọc tóc bị gián đoạn, gây rụng tóc.

Gội đầu sau 22h

Không chỉ mùa đông, mà bất kỳ mùa nào bạn cũng không nên tắm gội sau 22h. Bởi vì gội đầu sau 22 giờ có thể khiến máu khó lưu thông gây đau đầu, mỏi cổ vai gáy và nhức toàn thân.

Nhiều chuyên gia y tế còn cảnh báo rằng, gội đầu vào ban đêm vốn rất nguy hiểm. Thói quen gội đầu muộn khiến bạn dễ cảm lạnh, khiến cho dây thần kinh co lại gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó có thể dẫn tới tai biến, liệt mặt, méo miệng hay thậm chí đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời..

Ngoài ra, trước khi gội đầu, bạn nên để cơ thể thích nghi từ dưới chân, tránh cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, rất dễ làm co thành mạch máu, từ đó khiến cho mạch máu đông lại, nhất là với những ai có thói quen tắm vòi hoa sen từ trên xuống.

Siêng năng gội đầu hóa ra lại gây hại, 3 thời điểm càng gội đầu càng rước họa vào người: Dễ ốm, đột quỵ, bệnh tật gia tăng - Ảnh 2
Gội đầu quá khuya. Ảnh: Internet

Gội đầu trong kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ trong những ngày "đèn đỏ" thường có cơ thể không thoải mái, sức đề kháng cũng giảm sút. Nếu gội đầu trong thời điểm này sẽ dễ mắc cảm lạnh hơn những thời điểm khác do bị ngấm nước lạnh vào bên trong, thậm chí gây ra kinh nguyệt không đều.

Thông thường, phụ nữ trong ngày kinh nguyệt sẽ lâu khô tóc hơn hẳn những ngày bình thường, điều này sẽ gây ra phiền toái lớn, đặc biệt là với những phụ nữ có mái tóc dài.

Thực tế, thời điểm thích hợp nhất để gội đầu là sau 10 giờ sáng, đến 2 giờ trưa, lúc này nhiệt độ tăng lên mức cao nhất, gội đầu cũng sẽ an toàn nhất. Vào khoảng thời gian này, tóc dễ khô hơn, sự lưu thông máu đã ổn định.

Tuy nhiên, nếu không thể gội đầu vào khoảng thời gian này, bạn có thể gội đầu vào buổi tối nhưng nên gội trước 20h.

Cách gội đầu tốt cho sức khỏe

Gội đầu là cách làm sạch da dầu, song chỉ nên gội từ hai đến ba lần một tuần, kể cả da dầu hay tóc nhanh bết dính. Trước khi gội, bạn phải gỡ rối tóc trước khi tắm gội bằng lược răng thưa hoặc một chiếc bàn chải gỡ rối tóc làm giảm lượng tóc rụng khi tắm.

Nên lựa chọn dầu gội phù hợp vì dầu gội dành cho tóc thô có thể không phù hợp với nhóm tóc mịn. Bạn cần hiểu rõ chất tóc để tìm loại dầu tốt và đọc kỹ hàm lượng sulfat có trong dầu gội. Đây một loại chất tẩy rửa hợp với những người có mái tóc nhờn tự nhiên, tức tóc và da nhiều dầu, còn nhóm người khác lại không phù hợp.

Nên dùng đầu ngón tay hay bàn tay để massage nhẹ nhàng. Sau khi gội không nên dùng khăn khô vò tóc mà lấy khăn mềm thấm nước nhẹ nhàng lên tóc để giữ nguyên độ ẩm và lớp màng bảo vệ bao quanh tóc khỏi bị hủy hoại.

Siêng năng gội đầu hóa ra lại gây hại, 3 thời điểm càng gội đầu càng rước họa vào người: Dễ ốm, đột quỵ, bệnh tật gia tăng - Ảnh 3
Cách gội đầu tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Lưu ý nên dùng nước ấm để gội nước đầu giúp các lớp biểu bì mở ra và dễ dàng loại bỏ bụi bẩn và dầu. Sau đó, bạn dùng nước lạnh xả sẽ giúp các lớp biểu bì đóng lại, để giúp làn da sáng bóng hơn.

Bài thuốc giúp tóc khỏe mạnh 

Theo ThS.BS. Nguyễn Đình Thục chia sẻ trên Báo Sức khỏe và đời sống, một số món ăn - bài thuốc sau có thể hỗ trợ điều trị rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe bạn có thể bổ sung cho mình:

Bài 1 - Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô đỏ 20-30g khô, rửa sạch, ngâm mềm, sắc lấy nước (bỏ bã) để nấu với gạo tẻ cùng đại táo thành cháo nhừ. Thêm ít đường kính, đánh tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Bài 2 - Bắp bò hầm hà thủ ô: Nấu nửa lít nước trong nồi đất cho thật sôi, cho 200g bắp bò cùng hà thủ ô đỏ (20-30g khô) và 6 quả đại táo, 2 lát gừng sống cùng hầm cho chín nhừ. Cho mè đen (rang chín, giã mịn) vào, nấu thêm 15 - 20 phút, vớt bắp bò ra xắt lát mỏng, cho vào tô, múc nước hầm tưới lên bắp bò. Ăn nóng trong bữa cơm. Lưu ý người bị tiêu chảy không dùng món này.

Bài 3 -Trứng cút nấu long nhãn: Trứng chim cút 6 - 8 quả, long nhãn nhục 15g tươi hoặc 8g khô. Cho hai thứ vào nồi với 300ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, ăn vào lúc đói bụng.

‘Thời điểm vàng’ người Nhật ăn tối kèm 3 cách ăn không bao giờ lo tăng cân, sống rất thọ: nhịn ăn không phải là cách

Sao phải nhịn ăn tối khi bạn có đến 3 cách ăn và thời điểm nạp năng lượng không lo tăng cân. Những thói quen sau đây còn giúp người Nhật đứng đầu thế giới về tuổi thọ trong nhiều năm liền.

TIN MỚI NHẤT