Nước súc miệng có làm giảm lượng virus SARS-CoV-2, phòng COVID-19?

Sống khỏe 16/08/2020 09:49

Trong mùa dịch COVID-19 nhiều người truyền tai nhau sử dụng nước súc miệng có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus SARS-CoV-2. Nước súc miệng có làm giảm lượng virus?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy việc sử dụng nước súc miệng sẽ bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus Corona mới, 2019-nCoV.

Một số sản phẩm nước súc miệng có thể loại bỏ một số vi khuẩn nhất định trong nước bọt trong miệng trong vòng vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nước súc miệng có thể bảo vệ cơ thể khỏi virus SARS-CoV-2.

Nước súc miệng có làm giảm lượng virus SARS-CoV-2, phòng COVID-19? - Ảnh 1

Vệ sinh kỹ vùng hầu họng đúng cách cũng là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa COVID-19. Ảnh minh họa

Còn theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, việc vệ sinh kỹ vùng hầu họng cũng là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa COVID-19.

Để phòng tránh bị nhiễm bệnh hay lây truyền cho người khác chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình bằng cách súc họng với dung dịch sát khuẩn.

Bác sĩ Hùng chia sẻ, việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới đem lại hiệu quả phòng ngừa COVID-19 cũng như các bệnh đường hô hấp khác.

Bởi có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không.

Và mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ.

Để việc súc họng phát huy hiệu quả, bác sĩ Lê Quốc Hùng lưu ý mọi người một số nguyên tắc cơ bản sau:

Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.

Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5ml là đủ. Càng nhiều các bạn càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp súc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.

Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

Đừng chủ quan nghĩ rằng súc họng bằng dung dịch sát khuẩn thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp đã được Bộ Y tế khuyến cáo.

Mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong để nguyên không súc lại bằng nước. 

Người cao tuổi dễ bị nặng và tử vong khi mắc COVID-19, làm thế nào để phòng bệnh?

Hiện Việt Nam đã ghi nhận 21 trường hợp nhiễm COVID-19 tử vong, hầu hết đều là những người cao tuổi và có sẵn nhiều bệnh lý nền. Vậy người cao tuổi cần làm gì để phòng bệnh hiệu quả?

TIN MỚI NHẤT