Đau bụng đi ngoài là chứng bệnh khá phổ biến và chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng bị một vài lần trong đời. Tuy không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó tiềm ẩn nhiều vấn đề. Sau đây là nguyên nhân, cách chữa trị khi bị đau bụng đi cầu lỏng hiệu quả nhất.
- Cơn đau bụng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
- Đau âm ỉ bụng trên - Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe “xuống cấp”
1. Nguyên nhân gây đau bụng đi cầu lỏng
Thông thường, người khỏe mạnh chỉ đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn. Nếu hệ tiêu hóa bị tổn thương thì số lần đi ngoài sẽ nhiều hơn bình thường. Thậm chí, đi cả chục lần. Phân lỏng, có thể chứa lẫn nhầy hoặc máu.
Đau bụng đi cầu lỏng liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề gồm:
– Ngộ độc thực phẩm: Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, chứa nhiều dầu mỡ, nhiễm độc…, dẫn đến tiêu chảy.
– Nhiễm vi rút, vi khuẩn: Các vi khuẩn đường ruột (E.Coli, lỵ trực khuẩn Shigella, trực khuẩn tả…) và vi rút đường hô hấp gây bệnh.
– Đại tràng co thắt: Ở đường ruột xuất hiện các cơn co thắt kéo dài, thức ăn di chuyển nhanh hơn nhưng không kịp tiêu hóa và dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài.
– Dị ứng: Thời tiết thay đổi thất thường, trong khi sức đề kháng yếu, cơ thể mệt mỏi, cảm cúm… sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
– Tác dụng phụ của thuốc: Vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng sau thời gian dài cơ thể dùng nhiều loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần… Từ đó, dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa.
– Không dung nạp đường lactose: Đây là loại đường có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nếu hệ tiêu hóa nhạy cảm thì sẽ dễ bị phản ứng sau khi sử dụng sữa, dẫn đến đau bụng đi ngoài.
Một số yếu tố dẫn đến đau bụng đi ngoài còn do: rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, tinh thần không thoải mái, căng thẳng tâm lý,…
2. Đau bụng đi ngoài lỏng buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa, một số bệnh lý điển hình gây ra tình trạng này cụ thể như sau:
- Rối loạn tiêu hóa
Đau bụng đi ngoài buồn nôn do bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng sẽ khiến người bệnh rất mệt mỏi, suy kiệt. Rối loạn tiêu hóa do các nguyên nhân như: ăn uống thiếu khoa học, dung thuốc kháng sinh kéo dài hoặc Stress, căng thẳng quá mức,…
Các biểu hiện thường gặp: Dấu hiệu dễ gặp nhất của bệnh là đau bụng đi ngoài ra nước kèm buồn nôn hoặc táo bón. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng bên trái hoặc đau ở nhiều vị trí khác nhau, kèm theo đó là chướng hơi, ợ chua và đắng miệng.
- Rối loạn vi khuẩn đường ruột
Khi hệ vi khuẩn ở đường ruột bị mất cân bằng – tỷ lệ lợi khuẩn giảm đi đáng kể khiến cho cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhu động ruột tăng lên gây tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần ra phân lỏng, phân sống.
- Hội chứng ruột kích thích
Khi hệ tiêu hóa gặp phải các vấn đề do tác động của việc ăn uống thất thường, ăn phải thức ăn lạ, dùng thuốc… khiến cho ruột bị kích thích. Lúc này, người bệnh có thể bị đi ngoài phân không thành khuôn hoặc bị táo bón kèm theo đau thắt bụng.
- Viêm đại tràng mãn tính
Người bệnh sẽ thường bị đi ngoài nhiều hơn 1 lần trong ngày vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn phải thức ăn sống không đảm bảo, sau khi dùng chất kích thích. Tình trạng này sẽ kèm theo hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, liên tục muốn đi ngoài…
- Viêm đại tràng
Ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài lại kéo dài dai dẳng với hơn 2 lần mỗi ngày, đi ngoài xong mới thấy được dễ chịu và lại có cảm giác đi ngoài tiếp. Đây là biểu hiện của chứng viêm đại tràng co thắt.
Người bệnh thường bị đi ngoài vào lúc sáng sớm hoặc sau khi dùng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, sau khi dùng chất kích thích. Bệnh khởi phát khi đại tràng bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Hoặc bệnh có thể do tình trạng thiếu máu cục bộ trong đại tràng và các mạch máu bị tắc nghẽn lâu ngày.
Các dấu hiệu thường gặp:
+ Đau bụng ở vùng hố chậu trái hoặc phải
+ Đi ngoài ra nước, bị tiêu chảy
+ Chướng bụng đầy hơi, đầy bụng ăn không tiêu
+ Phân nhầy và có khi có lẫn cả máu
+ Buồn nôn, nôn
+ Sụt cân,…
- Viêm loét dạ dày
Bệnh lý này thường xuất hiện do vi khuẩn HP hoặc do thói quen uống rượu bia, ăn uống không đủ bữa, có thói quen ăn mặn, stress kéo dài,...
Các dấu hiệu nhận biết:
+ Vùng thượng vị bị đau âm ỉ khi đói hoặc sau ăn
+ Thường xuyên bị đầy hơi, ợ chua, ợ hơi
+ Đau bụng đi ngoài kèm buồn nôn,…
+ Chán ăn, sụt cân
- Ngộ độc thực phẩm
Người bệnh bị ngộ độc thực phẩm nguyên nhân do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng, thức ăn đã ôi thiu, các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia hoặc ăn phải các thực phẩm sẵn có chất độc (ví dụ như cá nóc, mật cá trắm, nấm độc,…)
Dấu hiệu nhận biết:
Người bệnh bị đau bụng dữ dội, tiêu chảy, buồn nôn và nôn hết tất cả những gì có trong bụng. Người bệnh có thể sốt hoặc không sốt, trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể nôn ra máu.
- Bị tiêu chảy
Nhiễm phải chủng vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Bệnh được chia thành 2 dạng: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Một số triệu chứng thường gặp như: ăn vào là đau bụng tiêu chảy, buồn nôn, đi ngoài liên tục, phân lỏng có thể kèm máu.
Đồng thời, người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn, ăn không ngon và chán ăn, cảm giác đắng miệng, sốt, bị mất chất điện giải, mệt mỏi. Các biểu hiện này kéo dài từ 1 tuần – 4 tuần. Người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị hơn.
3. Cách chữa đau bụng đi cầu lỏng hiệu quả
Triệu chứng tiêu chảy đi ngoài xuất hiện bởi sự tổn thương của hệ tiêu hóa. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, vận động, làm việc hợp lý thì chúng sẽ tự hết.
Tuy nhiên, nếu cơ thể mất nước và suy nhược do tình trạng này kéo dài thì có thể bạn đã mắc bệnh nguy hiểm về đường ruột. Do đó, cần kịp thời thực hiện việc cầm tiêu chảy càng sớm càng tốt.
Người bệnh có thể tham khảo những phương pháp sau đây:
- Tây y
Dùng thuốc tây là cách chữa đau bụng đi ngoài buồn nôn nhanh chóng. Một số loại thuốc được sử dụng mang đến hiệu quả: thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, diệt vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột… Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cần đảm bảo dùng đúng liều lượng để không gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Dùng không đúng liều lượng còn có thể khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: suy gan, suy thận, loét dạ dày…
- Đông y
Ngoài cách dùng thuốc tây, có thể kể đến một số cách chữa đau bụng đi ngoài bằng “cây nhà lá vườn” như sau:
Bài thuốc 1:
Rửa sạch 50g lá ổi, đem sắc với 2 bát nước và đun trong 15 – 20 phút. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ và chia ra uống thành nhiều lần trong ngày. Hoặc để cầm đi ngoài, bạn rửa sạch 5 – 7 búp ổi non, và nhai với vài hạt muối, ngày 2 – 3 lần.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm một nắm lá vối, 8g vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi), 10g núm quả chuối tiêu. Đem thái nhỏ rồi phơi khô, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml. Uống 2 lần trong ngày. Trong vòng 2-3 ngày, cho người bệnh dùng liên tục.
Bài thuốc 3:
Dùng 20g gừng tươi, vài miếng vỏ quất sắc với 1 lít nước trong 15 phút. Uống liên tục trong 4 – 5 ngày.
Đau bụng đi cầu lỏng khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc… Tưởng chừng đơn giản nhưng đây lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh tuyệt đối không thể lơ là.
Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh. Cần kịp thời có cách chữa bệnh sớm ngay từ những ngày đầu có dấu hiệu bệnh.
Nếu tình trạng bệnh kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên bệnh viện uy tín để thăm khám, xét nghiệm và được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh của mình.