Mụn khi dậy thì và cách chăm sóc như thế nào để không để lại sẹo, thâm da mặt cho con?

Sống khỏe 20/03/2024 06:47

Khi vào tuổi dậy thì, nhiều trẻ sẽ bị nổi mụn, đặc biệt là mụn trên mặt, nhiều ở khu vực hai bên má, trán hoặc cằm. Nếu không biết cách, trẻ sẽ vô ý cào, cậy hay nặn chỗ mụn khiến cho tình trạng da mặt trở nên tệ hơn. Làm cách nào để điều trị mụn ở độ tuổi này khoa học, hiệu quả?

Thế nào là mụn khi dậy thì?

Mụn là biểu hiện bệnh lý mạn tính của da. Khi trẻ vào tuổi dậy thì đặc điểm dễ nhận thấy, chính là sự xuất hiện của mụn. Mụn xuất hiện khi trẻ khoảng 12-15 tuổi, có nhiều trẻ bị mụn khi dậy thì với tỷ lệ khá cao. Khi thời kỳ dậy thì qua đi thì mụn cũng vì thế mà giảm dần. Nhưng nếu không biết cách điều trị, nó sẽ để lại những tổn thương trên da, dần dần tạo thành vết thâm hay sẹo.

Mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, sẩn viêm và nang.

Một số nguyên nhân gây mụn khi dậy thì

Một số nguyên nhân gây nên mụn ở tuổi này như dùng mỹ phẩm, thuốc, gen, nội tiết tố... Khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm tăng tiết dưới tác động của hóc môn androgen, tăng sừng hóa đoạn cổ nang lông gây bít tắc lỗ chân lông, sự cư trú và hoạt động của vi khuẩn C.acnes và quá trình viêm.

Một số em khi dậy thì thì bắt đầu học cách sử dụng mỹ phẩm, nhiều em còn trang điểm. Trong quá trình này do chưa có kinh nghiệm, trang điểm để lại cặn, bụi bẩn khi nó không được loại bỏ hoàn toàn, tích tụ vào lỗ chân lông gây bít tắc, viêm nhiễm dẫn tới tình trạng mụn.

Không chỉ vậy, thức khuya, ăn nhiều đồ chiên xào, đồ ăn nhanh hay các loại trà sữa, nước ngọt cũng khiến sinh ra mụn, tăng viêm da làm mụn nhiều hơn.

Mụn khi dậy thì và cách chăm sóc như thế nào để không để lại sẹo, thâm da mặt cho con? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 2 cách chăm sóc da tuổi dậy thì

Vệ sinh da

Cần rửa mặt 2 lần/ngày bằng nước ấm với sữa rửa mặt phù hợp. Khi rửa cha mẹ nên hướng dẫn con không nên chà xát da quá mạnh, xoa đều sữa rửa mặt khắp mặt và mát xa đều mặt, rửa sạch khắp mặt. Sau đó dùng khăn mềm thấm khô da mặt. Lưu ý không dùng sữa rửa mặt quá 2 lần/ ngày.

Dùng nước tẩy trang loại bỏ dầu thừa, tế bào chết trên da. 

Dùng sữa hoặc dầu tắm phù hợp với da. Hãy dùng dụng cụ cọ lưng để bảo đảm da vùng lưng cũng được vệ sinh sạch, loại bỏ da chết…

Gội đầu với dầu gội đầu dịu nhẹ, sản phẩm phù hợp với tính chất của tóc, da đầu.

Tẩy da chết 2-3 lần/tuần để giảm tình trạng dày sừng, phòng bít tắc lỗ chân lông.

Cân bằng lại độ pH của da, độ ẩm của bằng nước hoa hồng và kem dưỡng ẩm phù hợp với da.

Mụn khi dậy thì và cách chăm sóc như thế nào để không để lại sẹo, thâm da mặt cho con? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Bảo vệ da

Thoa kem chống nắng hàng ngày,  2-3 lần để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Dùng các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp, trang điểm nhẹ, không nên sử dụng nhiều lớp mỹ phẩm để tránh bít tắc lỗ chân lông.

Không mặc quần áo bó sát, chọn chất liệu quần áo phải thoáng, thấm mồ hôi.

Không dùng tay chạm lên mặt.

Không nặn mụn tùy tiện.

Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin. Không ăn đồ ăn dầu mỡ; không sử dụng nước ngọt đóng chai, cà phê, rượu bia và chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt điều độ để có thể đi ngủ sớm và dậy sớm mà không ảnh hưởng đến việc học tập.

 

Loại lá này không chỉ giúp trị đau đầu hiệu quả mà còn cứu nguy chị em ở nhiều bệnh khác

Ngải cứu có tên khoa học là Ar temisia vulgaris L. Họ Cúc (Asteraceae). Đây là loại cây cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Đây là dược liệu rất dễ trồng trong vườn nhà đồng thời có tính chất chữa bệnh, cứu nguy được nhiều căn bệnh thông thường khác.

TIN MỚI NHẤT