Ngải cứu có tên khoa học là Ar temisia vulgaris L. Họ Cúc (Asteraceae). Đây là loại cây cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Đây là dược liệu rất dễ trồng trong vườn nhà đồng thời có tính chất chữa bệnh, cứu nguy được nhiều căn bệnh thông thường khác.
- Cảnh báo trẻ "nghiện" điện thoại: Nguy cơ khôn lường, 20 tuổi thoái hoá khớp ngón tay
- Chàng trai mang bệnh ung thư tinh hoàn chỉ vì một lần ‘giải tỏa nhu cầu’, bác sĩ nhắc nhở những biểu hiện bất thường
Chúng ta có thể dùng lá ngải cứu làm thức ăn hoặc chữa bệnh. Ngoài ra còn có thể phơi khô để làm vị thuốc.
Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt
Đây là thảo dược rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ. Nó thích hợp cho những phụ nữ có khí huyết ngưng trệ. Đặc biệt hữu ích cho những ai kinh nguyệt thất thường, không đúng ngày. Người có bệnh tay chân lạnh, có thể dùng trà ngải cứu để tăng cường tác dụng làm ấm nóng cơ thể. Trà ngải cứu còn có tác dụng trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Lá ngải cứu trị phù nề và nấm da chân
Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng và tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu giúp giảm tối đa sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân. Đây là cách từ ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.
Ngải cứu giúp trị cảm lạnh và làm đẹp da
Có thể dùng ngải cứu khô nấu nước ngâm chân, việc này giúp quá trình khí huyết được lưu thông, kinh mạch được đả thông, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh. Việc gâm chân bằng lá ngải cứu khi cảm lạnh từ đó giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Người ta còn dùng lá ngải cứu để làm cho da mặt trở nên căng mịn.
Ngải cứu trị đau xương khớp
Đối với phụ nữ sau sinh dễ sinh ra bệnh đau xương khớp, có thể dùng ngải cứu để điều trị, bằng cách nấu nước để tắm, kết hợp cho vài lát gừng vào nấu. Lá ngải cứu khô và tươi đều nấu nước tắm trong trường hợp này.
Ngải cứu giúp trị gàu, giảm ngứa đầu
Ngải cứu có tính chất tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng trị ngứa và gàu và không gây hại cho tóc.
Trong trường hợp nhiều gàu, có thể gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần trong 3 tuần đầu. Khi da đầu sạch và hết ngứa, giảm xuống còn 2 lần gội/ tuần.
Dùng nước nấu lá ngải cứu còn giúp đả thông kinh mạch trên đầu, từ đó giúp giải phong hàn, đem lại cảm giác thoải mái, giảm đau đầu và ngủ ngon.