Liên quan vụ việc, luật sư Trần Thị Thanh Thảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thảo Trần, đã đưa ra các góc nhìn pháp lý.
- Đang đứng nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi bất cẩn, cán tử vong tại chỗ
- Tai nạn thương tâm: Rơi từ tầng 5 xuống tầng 2, nữ công nhân ở Quảng Ninh tử vong
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, ngày 25/12, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết vừa phê lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Minh Hiếu (32 tuổi, ngụ xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) để điều tra về tội "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
Cơ quan điều tra Công an huyện Châu Thành cũng đã tống đạt quyết định này.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 6h30 ngày 24/12, tài xế Hiếu lái xe khách mang biển số tỉnh Tiền Giang trên đường D1 nằm trong cụm Khu công nghiệp Tân Hương thuộc xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Cùng lúc này, chị Đoàn Thị T. (36 tuổi, ngụ xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) là công nhân của một công ty ở Khu công nghiệp Tân Hương đang dừng xe đạp ở phía sau chiếc xe khách để nghe điện thoại.
Chiếc xe khách lùi trúng vào người chị T. làm chị té ngã xuống đường, cuốn vào gầm và bị bánh xe sau cán trúng người.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng huyện Châu Thành đã tới hiện trường, trích xuất camera và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo kết quả giám định của Trung tâm Pháp y tỉnh Tiền Giang, nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị T. là do chấn thương nghiêm trọng từ tai nạn giao thông.
Theo thông tin từ báo Người Lao Động, liên quan vụ việc trên, luật sư Trần Thị Thanh Thảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thảo Trần, đã đưa ra các góc nhìn pháp lý.
Theo luật sư Thảo, để xác định hành vi đỗ ô tô khách trên có vi phạm Luật giao thông đường bộ và có lỗi hay không, điểm d khoản 3 điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định "Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết".
Thứ hai, Thông tư số 54/2019 của Bộ GTVT có nội dung "Hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông". Nghĩa là không phải mọi trường hợp đỗ xe thì đều phải đặt biển cảnh báo nguy hiểm, mà chỉ đặt biển cảnh báo nguy hiểm khi thấy vị trí, tính chất, hoàn cảnh đỗ xe, tùy thuộc vào loại đường có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Trong trường hợp cụ thể trên, nếu không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đỗ xe thì có căn cứ xử lý tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự.
Chưa kể, tài xế dù dừng ở nơi được phép nhưng cũng phải quan sát. Với tình huống trên, do tài xế không quan sát nên đã dẫn đến tông chết người.
"Tùy vào từng trường hợp cụ thể thì các cơ quan chức năng sẽ đánh giá, xác định một cách đúng đắn và khách quan để giải quyết vụ việc, vụ án theo đúng quy định của pháp luật" - luật sư Trần Thị Thanh Thảo chia sẻ trên báo Người Lao Động.