Khi ăn chậm, bạn không chỉ tiêu hóa tốt hơn, giảm hoặc duy trì cân nặng dễ dàng mà còn ngừa được bệnh tật.
- Phát hiện 30 chiếc răng trong khối u ở hàm của một cô gái trẻ
- Dấu hiệu xuất hiện ở tai này biểu hiện nguy cơ đột quỵ cao gấp 6 lần người bình thường: Lưu ý cách khắc phục
Ăn chậm, nhai lâu có thể giúp chống lại bệnh tật
Tiến sĩ Peter Gartner, giám đốc trung tâm y tế Park Igls ở Áo, khuyên bạn nên nhai nhiều hơn mỗi khi ăn để duy trì tiêu hóa khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Cụ thể, theo tiến sĩ Peter Gartner, ăn vội vàng có thể dẫn tới tổn hại sức khỏe do thức ăn chưa được tiêu hóa. Ngược lại, nhai từng miếng thức ăn ít nhất 30 lần có thể giúp chống lại các bệnh như tiểu đường và bệnh tim.
"Đây là một trong những nguyên tắc đơn giản. Khi bạn không nhai đúng cách, ruột phải "nhai" và điều này dẫn đến tích tụ nhiều khí, không có lợi cho đường ruột", Gartner nói.
Tiến sĩ Gartner cho biết, giữ cho ruột khỏe mạnh có thể ngăn chặn một loại protein liên quan đến bệnh Parkinson đi từ ruột đến não. Bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và trầm cảm cũng có liên quan đến tình trạng đường ruột kém. Và nhai một cách "tỉ mỉ" có thể "tiêu hóa trước" thức ăn, không làm "căng" ruột, nhờ đó giữ cho đường ruột khỏe mạnh.
Hãy nghĩ về tiêu hóa như một phản ứng dây chuyền. Nước bọt chứa các enzyme phá vỡ thức ăn và làm ẩm miệng để dễ nuốt hơn. Sau đó, dạ dày bắt đầu tiết ra nhiều axit và ruột non bắt đầu sẵn sàng cho một số nhu động. Nếu thực hiện quá trình này gấp rút, chúng ta buộc đường tiêu hóa của mình phải xử lý mọi thứ trước khi nó được chuẩn bị đầy đủ.
Tại Đại học Rhode Island, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tốc độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến quá trình xử lý tiêu hóa bằng cách quan sát 60 thanh niên.
Những người ăn chậm tiêu thụ 57gram thức ăn mỗi phút; Những người ăn tốc độ trung bình tiêu thụ 71 gram thức ăn mỗi phút; Những người ăn nhanh tiêu thụ 88 gram mỗi phút. Họ cũng cắn những miếng lớn hơn và nhai ít hơn trước khi nuốt. Điều này có nghĩa là những người ăn nhanh không những ăn nhiều mà khi vào dạ dày, thức ăn vẫn ở dạng to, chưa được nghiền kĩ. Thực phẩm không được phân hủy đúng cách có thể dẫn đến chứng khó tiêu và các vấn đề về đường huyết tiềm ẩn khác.
Ăn chậm giúp hydrate hóa tốt hơn
Hydrat hóa tốt giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ bắp, giúp thận và ruột hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện làn da. Và một lợi ích khác của việc ăn chậm là làm tăng lượng nước tiêu thụ trong bữa ăn.
Trên thực tế, một nghiên cứu của Đại học Rhode Island đã so sánh lượng nước mà những người tham gia uống. Khi họ ăn chậm, họ uống 40ml nước, trong khi ăn nhanh thì họ chỉ uống 289ml.
Những kết quả như vậy đôi khi khiến các nhà khoa học tự hỏi liệu uống nhiều nước hơn có phải là thứ giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn hay không.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu của Đại học Rhode Island đã đưa lý thuyết này vào thử nghiệm. Kết quả là, một giờ sau bữa ăn, những người ăn từ từ báo cáo rằng họ ít đói hơn và không thèm ăn. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng uống nhiều nước hơn có thể là chìa khóa giúp chúng ta ăn ít hơn trong bữa ăn.
Và ăn chậm dường như làm giảm cảm giác đói, dẫn đến no lâu hơn giữa các bữa ăn.
Theo Express Daily, Precisionnutrition