Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, sẽ có 4 biểu hiện này ở bàn chân, chú ý để phòng tránh đột quỵ bất ngờ

Sống khỏe 18/01/2021 18:00

Nhồi máu não là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và ngày càng xảy ra ở người trẻ tuổi, cần đặc biệt lưu ý.

Theo thống kê, cứ 6 người trên thế giới thì có 1 người bị đột quỵ, cứ 6 giây lại có 1 người chết. Trong đó, tai biến mạch máu não hầu hết xảy ra ở người trung niên và cao tuổi. Thế nhưng trong những năm gần đây, xu hướng người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Nhồi máu não chiếm khoảng 70%-80% các ca đột quỵ.

Nhồi máu não là tình trạng tắc nghẽn mạch máu dẫn máu hoặc oxy lên não. Nếu chỉ có một số mạch máu nhỏ trong não bị tắc nghẽn, có thể khiến bệnh nhân không linh hoạt được các chi và nói lắp. Tuy nhiên, nếu một vùng lớn mạch máu trong não bị tắc nghẽn, sẽ dẫn đến liệt nửa người, thậm chí tử vong.

3 nguyên nhân phổ biến gây nhồi máu não

- Tuổi tác

Khi chúng ta già đi, hiệu suất của các cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ dần suy giảm, độ nhớt của máu sẽ tiếp tục tăng và tốc độ trao đổi chất cũng chậm lại. Các chất "rác" trong máu như cholesterol, lipoprotein tỷ trọng thấp và chất béo trung tính trong cơ thể cũng sẽ tích tụ dần. Khi những "rác" này không được thải ra khỏi cơ thể kịp thời, chúng sẽ tích tụ lại trong mạch máu và hình thành huyết khối gây tắc nghẽn.

- Chế độ ăn

Với mức sống không ngừng được nâng cao, việc người dân ăn nhiều thức ăn giàu đạm, chất béo, calo trong thời gian dài sẽ khiến chất béo tích tụ trong máu ngày càng nhiều, khiến máu trở nên đặc hơn, dễ gây nhồi máu não.

Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, sẽ có 4 biểu hiện này ở bàn chân, chú ý để phòng tránh đột quỵ bất ngờ - Ảnh 1

- Thói quen sống

Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, trong số đó có carbon monoxide liên kết với hemoglobin trong máu và đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng bám. Một khi mảng bám rơi ra khỏi thành mạch máu, một cục huyết khối sẽ hình thành và gây tắc nghẽn mạch máu.

Ngoài ra, khi rượu vào cơ thể sẽ gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và tăng độ nhớt của máu, từ đó làm chậm quá trình lưu thông máu và gây ra huyết khối.

Nhồi máu não sẽ có 4 biểu hiện trên bàn chân

- Chân lạnh

Sau khi các mạch máu bị tắc nghẽn, máu sẽ khó lưu thông đến các cơ quan cuối cùng của cơ thể, bàn chân sẽ bị lạnh.

Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, sẽ có 4 biểu hiện này ở bàn chân, chú ý để phòng tránh đột quỵ bất ngờ - Ảnh 2

Cẩn thận với những cơn đau chân.

- Đau chân ngắt quãng

Đau chân ngắt quãng, tê và yếu các chi dưới liên quan đến chứng đau lưng một bên. Sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi, triệu chứng này sẽ biến mất hoặc thuyên giảm. Tuy nhiên, sau khi nghỉ ngơi mà các triệu chứng đau chân này vẫn xuất hiện, cần cảnh giác với tắc nghẽn mạch máu não.

- Động mạch ở mu bàn chân không đập rõ ràng

Trong trường hợp bình thường, động mạch lưng của bàn chân đập rõ ràng hơn. Nhưng nếu mạch máu bị tắc, mạch một chân không rõ, trường hợp nặng thì không rõ mạch, dù đi hay dừng cũng không cảm nhận được mạch.

- Phù chân

Không chỉ có vấn đề về thận mà sự tắc nghẽn mạch máu cũng có thể gây ra phù chân. Sau khi loại trừ phù do bệnh thận, người bệnh cần xem xét khả năng tắc nghẽn mạch máu dẫn đến phù, đặc biệt là huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

Ngăn ngừa nhồi máu não cần làm gì?

- Bình tĩnh, giảm căng thẳng

Dưới áp lực kép của cuộc sống và công việc, ngày càng nhiều người trẻ trở nên cục cằn. Những người thường xuyên cáu gắt dễ mắc các bệnh về mạch máu. Khi bạn mất bình tĩnh, căng thẳng việc tiết adrenaline tăng lên và huyết áp cũng tăng theo. Trạng thái áp suất cao kéo dài rất có hại cho mạch máu.

Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, sẽ có 4 biểu hiện này ở bàn chân, chú ý để phòng tránh đột quỵ bất ngờ - Ảnh 3

Uống nước đầy đủ để ngăn ngừa nhồi máu não.

- Uống đủ nước

Chú ý bổ sung độ ẩm trong ngày. Khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước, máu sẽ cô đặc, tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, về lâu dài sẽ hình thành huyết khối trong máu. Ngoài ra, một cốc nước ấm còn có thể bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể, làm loãng máu, cải thiện độ nhớt của máu.

- Tập luyện đều đặn

Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình tiêu thụ calo và chất béo và giúp giảm mỡ máu. Tập thể dục không dưới 3 lần một tuần, mỗi lần 30 phút. Tốt nhất nên chọn các bài tập aerobic, chẳng hạn như chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, nên tập thể dục từ từ và tránh quá sức.

Bị cước tay chân, đau đến rớm máu trong ngày rét, bác sĩ chỉ cách chữa hiệu quả

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang - Bệnh viện da liễu Trung ương đã hướng dẫn cách phòng bệnh cước tay, cước chân để giảm bớt đau đớn cho người mắc bệnh này.

TIN MỚI NHẤT