Bị cước tay chân, đau đến rớm máu trong ngày rét, bác sĩ chỉ cách chữa hiệu quả

Sống khỏe 18/01/2021 16:59

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang - Bệnh viện da liễu Trung ương đã hướng dẫn cách phòng bệnh cước tay, cước chân để giảm bớt đau đớn cho người mắc bệnh này.

Cước tay, cước chân là bệnh gì?

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang, cước tay chân là bệnh gặp vào mùa đông ẩm (cuối đông đầu xuân ở miền Bắc).

Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt, mảng da đỏ hoặc tím do phản ứng với thời tiết lạnh, ẩm, thường kèm theo ngứa, rát bỏng, đau.

Bệnh hay gặp ở trẻ em và người già. Cước da ở trẻ em có thể tái phát vào mỗi mùa đông, trong vài năm sau đó sẽ khỏi. Cước da ở người cao tuổi có xu hướng nặng hơn hàng năm trừ khi tránh được các yếu tố làm nặng bệnh

Ngoài ra, cũng có nhiều người lớn, thanh niên cũng mắc bệnh này.

Bị cước tay chân, đau đến rớm máu trong ngày rét, bác sĩ chỉ cách chữa hiệu quả - Ảnh 1
Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang

 

Bệnh do phản ứng bất thường của mạch máu với lạnh. Đây là một dạng khu trú của viêm mao mạch. Nhiệt độ lạnh làm co các động mạch và tĩnh mạch nhỏ của da do vậy, bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều ở các vùng da được tưới máu ít như khu vực đầu ngón tay, chân.

Cách chữa bệnh cước tay, chân?

Xử trí bệnh cước chủ yếu là phòng bệnh bao gồm: Giữ ấm các vùng da hở như tay, chân, mặt trong mùa đông. Ngâm tay, chân vào nước ấm trong vài phút, sau đó giữ ấm trong vài giờ.

Bị cước tay chân, đau đến rớm máu trong ngày rét, bác sĩ chỉ cách chữa hiệu quả - Ảnh 2

Không hút thuốc vì chất nicotine có tác động gây co mạch.

Về điều trị, có thể thuốc corticoid trong vài ngày để giảm ngứa và viêm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng các thuốc giãn mạch như nifedipine trong các tháng mùa đông với sự giám sát các tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, hạ huyết áp.

3 điều nên làm vào buổi sáng, 3 việc tránh làm vào buổi tối để cơ thể khỏe mạnh

Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần làm 3 điều, tránh 3 việc dưới đây.

TIN MỚI NHẤT