Khoa học hiện đại đã chứng minh, chỉ cần giảm 1/3 lượng thức ăn hấp thụ sẽ có thể kéo dài tuổi thọ một người thêm 20 năm.
- Cách đơn giản giúp khỏe mạnh suốt 4 mùa
- Bí quyết trường thọ của 1.000 người trăm tuổi: Không phải thể thao mà ở 2 điều đơn giản
Cô Hương là công chức đã về hưu, khi còn trẻ bận rộn với công việc, không có thời gian tận hưởng cuộc sống, ngày ba bữa đều cầm chừng nên bỏ lỡ rất nhiều món ngon.
Vì vậy, khi có cuộc sống nhàn hạ lúc về hưu, cô muốn bù đắp cho quá khứ của mình. Dựa trên tâm lý này, cô bắt đầu ăn uống không kiềm chế, bữa nào cũng ăn không ngừng, dáng người trở nên mập hơn.
Gần đây, cô đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, do ăn quá nhiều nên phát hiện có nhiều vấn đề, "ba cao" vượt xa mức bình thường, suýt chút nữa phải nhập viện. Sau khi hỏi cô một cách chi tiết, bác sĩ nói rằng tình trạng thể chất của cô có thể liên quan đến thói quen ăn uống không tốt.
Khi bạn già đi, quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại và bạn phải học cách ăn uống lành mạnh, ăn quá nhiều trong thời gian dài không tốt cho sức khỏe.
Câu nói “người già ăn được là phúc” liệu có chính xác?
Thực ra ăn được là phúc khác với ăn thừa, nhưng phải ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng, chú ý ăn uống điều độ. Đôi khi, ăn quá nhiều lại không tốt cho cơ thể mà chỉ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khỏe.
Béo phì
Ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng, năng lượng này sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích tụ trong cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến béo phì.
Bệnh đường tiêu hóa
Ăn quá nhiều khiến dạ dày và đường ruột ngày càng phải chịu nhiều gánh nặng, khi no bụng sẽ tiết ra một lượng lớn dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Về lâu dài có thể dẫn đến viêm dạ dày, xói mòn dạ dày, loét dạ dày và các bệnh đường ruột khác, trường hợp nặng có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Ngoài ra, chất béo sẽ tích tụ trong đường ruột gây tắc ruột dẫn đến đi ngoài phân đen hoặc có máu, nếu không can thiệp kịp thời còn có thể tiến triển thành ung thư.
Bệnh tiểu đường
Khi chúng ta ăn, tuyến tụy sẽ tiếp tục tiết ra insulin làm giảm lượng đường trong máu, càng ăn nhiều càng tiết ra nhiều. Ăn uống quá độ sẽ làm tăng khối lượng công việc của các tiểu đảo, khiến nó quá tải trong việc sản xuất insulin, về lâu dài tiểu đảo dễ bị rối loạn chức năng và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường .
Bệnh tim mạch
Một mặt ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến huyết áp cao và mỡ trong máu cao, tăng độ nhớt của máu, làm chậm tốc độ dòng chảy và có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.
Mặt khác, một lượng lớn bã thức ăn lưu lại và phân hủy trong đường tiêu hóa của chúng ta sẽ sinh ra một chất gọi là “phenol”, chất này sau khi đi vào tuần hoàn máu cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tăng gánh nặng cho thận
Ăn quá nhiều cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, bởi vì nhu cầu đào thải nitơ phi protein ra khỏi thận quá nhiều, khiến thận phải làm việc quá tải và dễ gây ra các bệnh về thận.
Người cao tuổi ăn bao nhiêu là hợp lý?
Theo khuyến nghị cho người Việt Nam, cần duy trì nhu cầu năng lượng cho người cao tuổi là 1700 - 1900 calo/người/ngày. Về tỷ lệ các nhóm chất, năng lượng từ ngũ cốc chiếm 68%, chất béo chiếm 18% và chất đạm cung cấp 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Ăn no 7 phần mang đến nhiều lợi ích
Kéo dài tuổi thọ
Đại học Texas của Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí "Khoa học", hạn chế lượng calo ăn vào của những con chuột thí nghiệm, và phát hiện ra rằng tuổi thọ của những con chuột dài hơn 10,5% so với tuổi thọ trung bình.
Các nhà nghiên cứu đã mở rộng kết quả của thí nghiệm trên động vật này sang con người và đi đến kết luận phù hợp nếu chúng ta kiểm soát lượng ăn vào sẽ kéo dài tuổi thọ.
Trì hoãn lão hóa
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí "Nature Aging" của Trường Y tế Công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia đã chỉ ra rằng ăn no 7 phần có thể trì hoãn quá trình lão hóa.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ giảm 25% lượng calo nạp vào có thể làm chậm tốc độ lão hóa ở người trưởng thành khỏe mạnh 2% -3% , đồng nghĩa với việc giảm 10% -15% nguy cơ tử vong.
Ngăn ngừa béo phì
Các nhà nghiên cứu đã từng thực hiện một nghiên cứu nhóm, sử dụng lượng calo tiêu thụ hàng ngày làm tiêu chuẩn phân chia và chia các đối tượng thành nhóm hạn chế calo và nhóm không giới hạn calo.
Sau 2 năm, người ta thấy rằng cân nặng trung bình của nhóm hạn chế calo giảm 18 kg, trong khi cân nặng của nhóm không giới hạn calo về cơ bản không thay đổi. Điều này cũng chứng minh rằng việc hạn chế lượng calo trong khẩu phần ăn không những có thể ngăn ngừa béo phì mà còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Giảm mức độ viêm
Thức ăn không chỉ được chuyển hóa thành năng lượng mà còn tạo ra các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất - các gốc oxy tự do. Ăn uống quá độ có thể dẫn đến tích tụ quá nhiều gốc oxy tự do, không được loại bỏ kịp thời, dẫn đến phản ứng viêm và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Do đó, hạn chế lượng calo thích hợp có thể làm giảm mức độ viêm nhiễm.
Phòng chống bệnh Alzheimer
Nếu ăn quá nhiều, các nguyên bào sợi trong não sẽ tăng lên hàng vạn lần, dẫn đến không đủ oxy trong máu cung cấp cho vỏ não, làm teo mô não và thoái hóa chức năng não, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
4 thói quen ăn uống giúp sống thọ
Thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ
Nên tránh ăn quá nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Nếu cảm thấy dễ đói vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể cân nhắc ăn thêm một bữa, uống một ly sữa chua ít béo hoặc ăn một miếng trái cây, đồng thời cố gắng tránh thức ăn có dầu mỡ.
Nhai chậm
Đừng ngấu nghiến ăn, hãy nhai kỹ thức ăn và dành ít nhất 20 phút để ăn một bữa ăn. Nếu bạn ăn quá nhanh, não của bạn sẽ không kịp tiếp nhận thông tin và rất dễ ăn quá nhiều.
Chế độ ăn nhạt
Thực hiện chế độ ăn nhạt, ăn ít muối, ít dùng dầu và cố gắng chọn dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hỗn hợp, dầu trà, dầu ô liu và các loại dầu thực vật khác có nhiều axit béo không no làm dầu ăn. Lượng muối ăn vào nên được kiểm soát dưới 6g mỗi ngày và các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa chua, đậu phụ lên men và tương đậu cũng nên ăn ít hơn.
Điều chỉnh thứ tự bữa ăn
Thứ tự các bữa ăn cũng đặc biệt, thông thường nên uống canh trước, sau đó là rau, tiếp đến thịt, cuối cùng là cơm. Chỉ cần điều chỉnh thứ tự ăn uống theo cách này có thể hạn chế hiệu quả lượng calo hấp thụ, giảm lượng đường trong máu và lipid trong máu, đồng thời khiến chúng ta dễ cảm thấy no và ít cảm thấy đói hơn do giảm lượng thức ăn nạp vào.