Bị trúng thực tiêu chảy rất dễ gặp phải và thường không gây đau đớn quá mức. Tuy nhiên, nếu không có cách chăm sóc đúng sẽ khiến người bệnh kiệt sức nhanh và dễ gây nguy hiểm cho tính mạng. Vậy, nên làm gì khi bị trúng thực tiêu chảy?
Trúng thực tiêu chảy là một trong những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, sốt, có thắt bụng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe thậm chí là nguy hiểm tính mạng .
Trúng thực tiêu chảy thường xuất hiện do độc tố, vi khuẩn lây lan sau khi dùng những thực phẩm nhiễm bẩn, thực phẩm được chế biến, bảo quản và xử lý sai cách.
1. Một số triệu chứng khi bị trúng thực, tiêu chảy
Ngay sau khi ăn hoặc sau đó từ vài phút đến vài giờ bạn có thể thấy các biểu hiện: Đau quặn bụng, mót rặn, buồn hoặc nôn liên tục ra thức ăn vừa ăn hoặc nôn khan, nôn ra mật, tiêu chảy (đi ngoài liên tục, phân nhiều nước có thể lẫn máu, nhày).
Khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ bị mất nước toàn thân với những triệu chứng mắt trũng sâu, da nhăn nheo, tụt huyết áp, chóng mặt, người mệt lả,...
Tùy vào tính chất độc tố trong thức ăn và sức đề kháng của mỗi người mà biểu hiện bệnh ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn đối với người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Do đó, những đối tượng này cần phải được kịp thời xử trí và theo dõi chặt chẽ.
2. Nên làm gì khi bị trúng thực tiêu chảy
Ngưng dùng những thức ăn nghi ngờ gây ra ngộ độc và giữ chúng lại để làm xét nghiệm chẩn đoán.
Tại nhà, cần nhanh chóng móc họng kích thích để cho bệnh nhân nôn ra thức ăn. Sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để có thể xử trí kịp thời nhất. Khi đến cơ sở y tế thì bạn cần tìm cách để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể như gây nôn, rửa dạ dày, dùng thuốc tẩy, thuốc lợi tiểu….
Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp dùng men vi sinh, thuốc giảm tiết nước đường ruột, thuốc hấp phụ, kẽm, thuốc chống nôn để giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Uống gì khi bị trúng thực tiêu chảy?
Vì bệnh nhân thường xuyên nôn và tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần nên cơ thể sẽ nhanh chóng mất nước, dẫn đến thiếu nước. Bạn có thể bù trừ lượng nước và điện giải đã mất bằng cách cho bệnh nhân uống nhiều nước, tốt nhất là nước oresol. Hoặc cũng có thể thay bằng nước cháo muối, nước dừa, nước cam…
>>> Xem thêm:
- Giải đáp: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Dùng bột bù nước là cách bù khoáng và dinh dưỡng mà cơ thể mất đi do nôn mửa và tiêu chảy. Dùng bột để pha vào nước lọc và các thức uống khác. Bạn cũng có thể tự pha thức uống bù nước với công thức: 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê muối nở với 4 thìa đường vào 1 lít nước lọc. Khuấy cho nguyên liệu tan hoàn toàn rồi uống. Để giảm đau bụng và chứng khó tiêu, bạn có thể dùng nước mật ong và gừng.
Trong trường hợp, bệnh nhân không thể nuốt nước do quá buồn nôn, bạn cần kịp thời cho đến bệnh viện đi khám ngay. Có thể sẽ phải nhập viện để truyền dịch qua tĩnh mạch.
Ăn gì khi bị trúng thực tiêu chảy?
Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Súp, nước hầm là những món ăn bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước hiệu quả.
Khi thấy cơn buồn nôn giảm bớt và thấy hơi đói bạn có thể ăn những món ăn nhạt như chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng để xoa dịu dạ dày.
Trong vài ngày tiếp theo, bạn cần tạm ngừng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa động vật. Không nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ bởi chất xơ khiến dạ dày hoạt động nhiều.
Tránh uống thuốc chữa tiêu chảy. Mặc dù tiêu chảy khi bị ngộ độc thực phẩm là điều dễ gây ra bất tiện. Tuy nhiên, đây lại là cách giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh chóng. Do đó, theo khuyến nghị của các chuyên gia, bạn nên tránh dùng thuốc chữa tiêu chảy. Để cơ thể được hồi phục, bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Lưu ý rửa tay thường xuyên để ngăn lây truyền vi khuẩn và không dùng chung khăn của người khác.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thể nắm được nên làm gì khi bị trúng thực tiêu chảy. Với cách chữa trị đúng và kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm, bạn sẽ nhanh chóng không còn cảm giác khó chịu và tránh gây tác hại cho sức khỏe và nguy hiểm tính mạng.