Chiều cao của con có phát triển bình thường không, những yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao luôn khiến bố mẹ thời hiện đại phải bận tâm.
- Chảo chống dính có thực sự gây ung thư, dùng thế nào cho đúng?
- Nghiên cứu 12.000 nam giới phát hiện 1 điểm chung của trường thọ: Không phải siêng tập thể dục hay ăn uống
Trên thực tế, ở nhiều nước, việc quản lý chiều cao của trẻ đã được đưa vào các dự án quản lý sức khỏe gia đình.
Những năm gần đây, mức sống dần được cải thiện, chiều cao của thanh thiếu niên nhìn chung tăng lên, thậm chí đã bù đắp được “lời nguyền” về gen di truyền. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ đang cố gắng tìm mọi cách giúp con bổ sung nhu cầu dinh dưỡng, luôn lo sợ rằng con sẽ thấp kém hơn so với các bạn,
Song Ye năm nay 14 tuổi, hồi tiểu học đã rất cao so với các bạn cùng lứa, đứng nhất lớp. Không ngờ rằng khi lên cấp 2, cậu còi cọc, gầy bò, bé hẳn so với chúng bạn.
Cha mẹ Song Ye rất lo lắng và tìm kiếm nhiều phương pháp trên mạng, đặc biệt là sữa nhập khẩu và đưa cậu đến bệnh viện khám.
Kết quả cho thấy, nguyên nhân Song Ye chậm phát triển là do hiện tượng thức ăn tích tụ trong ruột, dạ dày, các chất dinh dưỡng khó được cơ thể chuyển hóa, hấp thu rồi đào thải ra ngoài cơ thể, do đó đã xảy ra vấn đề.
5 yếu tố chính ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ cần lưu ý
Yếu tố tiêu hóa
Chức năng tiêu hóa của trẻ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, trẻ có chức năng tiêu hóa yếu dù ăn bao nhiêu cũng không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, hấp thu canxi không đủ sẽ ảnh hưởng đến chiều cao.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn tương đối non nớt, dễ mắc các bệnh như táo bón, tiêu chảy, một số trẻ không thích ăn đồ ăn chủ yếu mà ăn vặt nhiều sẽ khiến tình trạng khó tiêu trở nên trầm trọng hơn.
Yếu tố dinh dưỡng
Chiều cao liên quan mật thiết đến các chất dinh dưỡng như protein, vitamin D, canxi, phốt pho... là những chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của trẻ, việc bổ sung thêm để đảm bảo đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao.
Nếu nhận thấy trẻ tăng trưởng và phát triển tương đối chậm thì mọi người có thể bổ sung cho trẻ một lượng canxi phù hợp. Nhưng không nên dùng quá nhiều, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.
Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu từ lâu đã phát hiện ra rằng di truyền ảnh hưởng đến 70% chiều cao của trẻ và các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến 30%.
Dựa trên chiều cao của cha mẹ, việc tính toán sơ bộ chiều cao cuối cùng của trẻ được xác định dựa trên nền tảng di truyền. Cụ thể, chiều cao trung bình của cha mẹ được lấy, cộng 6,5 cm để ước tính chiều cao của con trai và 6,5 cm được trừ đi để ước tính chiều cao của con gái.
Có một công thức dự đoán chiều cao thường được sử dụng khác: chiều cao con trai khi trưởng thành (cm) = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) 12x1,08; chiều cao của con gái khi trưởng thành (cm) = (chiều cao của bố x 0,923 + chiều cao của mẹ))/2.
Yếu tố giới tính
Nói chung, con trai cao hơn con gái là do yếu tố giới tính. Tuy nhiên, ở tuổi thiếu niên, tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé gái cao hơn bé trai nên trong một khoảng thời gian, bé gái thường cao hơn bé trai.
Sau khoảng thời gian đó, chiều cao của bé trai sẽ dần bắt kịp, còn chiều cao của bé gái sẽ chững lại dần. Nếu trong gia đình bạn có một cậu con trai không cao hơn những cô gái khác thì cũng không cần phải lo lắng, có thể là do yếu tố giới tính.
“Chất ức chế” chiều cao cha mẹ nên hạn chế cho con
Kẹo
Đồ ngọt thông thường bao gồm bánh ngọt, kẹo dẻo, kẻo mút,… Khi trẻ ăn đồ ngọt, đường có thể bị phân hủy thành chất axit trong cơ thể trẻ, phản ứng với canxi, làm giảm khả năng hấp thu canxi của trẻ.
Burger gà rán
Hamburger, gà rán là một trong những món ăn ưa thích của trẻ em, giá trị dinh dưỡng không cao, ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, dẫn đến béo phì, không có lợi cho việc phát triển chiều cao.
Hơn nữa, sau khi ăn vào phải mất một thời gian dài mới được tiêu hóa hoàn toàn, điều này làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, theo thời gian, lá lách và dạ dày sẽ yếu đi.
Đồ uống từ sữa
Đồ uống từ sữa khác xa với sữa. Tác dụng của chúng hoàn toàn khác nhau, đồ uống từ sữa không phải là sữa nguyên chất, thậm chí có chứa các thành phần sữa mà được pha chế với nhiều chất phụ gia khác nhau.
Đồ uống có ga
Nghiên cứu cho thấy nếu trẻ uống nước có ga trong thời gian dài sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi, không có lợi cho sự phát triển của xương. Đặc biệt, đồ uống dạng cola có chứa hàm lượng phốt pho cao, uống nhiều có thể dẫn đến mất cân bằng tỷ lệ canxi và phốt pho trong cơ thể, dẫn đến chậm phát triển.
Thức ăn chiên rán
Trong quá trình sản xuất những thực phẩm này, nhiều hương liệu được thêm vào để thu hút khẩu vị của người tiêu dùng.
Thường xuyên ăn thức ăn chiên rán sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng của trẻ, đồng thời còn làm giảm quá trình trao đổi chất, không có lợi cho cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó cản trở quá trình phát triển chiều cao.
Cơm canh
Khi trẻ không thích ăn, cha mẹ sẽ chuẩn bị sẵn một ít canh cho con, thậm chí có cha mẹ còn cho con ăn cơm canh hàng ngày vì cảm thấy tất cả chất dinh dưỡng đều có trong canh.
Trên thực tế, quan điểm này là sai lầm, gạo trong canh không chỉ có ít dinh dưỡng mà còn dễ nở ra sau khi ngâm. Tuy dễ nuốt nhưng lại cực kỳ khó tiêu, lâu ngày sẽ gây tổn hại cho hệ tiêu hóa của trẻ, gây khó tiêu, chậm lớn.