Uống nhiều hơn bốn ly mỗi ngày được xếp vào nhóm uống rượu quá mức. Điều này làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính hoặc tổn thương thận lâu dài. Nguy cơ tăng lên nếu bạn là người hút thuốc.
- Tê bì, châm chích ở tay chân: Hiện tượng thường gặp cảnh báo dấu hiệu sức khỏe
- Những thực phẩm bán đầy chợ Việt, là 'thần dược' giúp bền vững thành mạch máu, tránh huyết áp cao
Nguyên nhân đau thận sau khi uống rượu
Theo Dân Trí, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thận. Điều quan trọng là phải hiểu lý do khiến bạn bị đau, đó là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng.
Bệnh gan
Bệnh gan khiến bạn dễ bị đau hoặc khó chịu sau khi uống rượu. Điều này có thể xảy ra nếu gan của bạn bị suy giảm chức năng do nghiện rượu. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thận và khiến chúng lọc máu kém hiệu quả hơn.
Để điều trị bệnh gan, bạn nên ngừng uống rượu, giảm cân và tuân theo một chế độ ăn uống dinh dưỡng. Một số trường hợp có thể phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Ghép gan có thể cần thiết trong trường hợp suy gan.
Sỏi thận
Sỏi thận có thể hình thành do mất nước khi uống rượu. Nếu bạn uống rượu khi đã bị sỏi thận có thể góp phần làm tăng cơn đau thận.
Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) bắt đầu từ niệu đạo hoặc bàng quang và di chuyển đến một hoặc cả hai thận. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng thận có thể trở nên nặng hơn sau khi uống rượu.
Mất nước
Rượu có đặc tính lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Điều này dẫn đến mất nước, đặc biệt là khi bạn uống quá nhiều rượu.
Rượu ảnh hưởng đến khả năng giữ cân bằng nước và chất điện giải trong thận. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng của thận và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Mất nước mãn tính khiến bạn có nhiều nguy cơ bị sỏi thận hơn.
Tắc nghẽn khúc nối bể thận - niệu quản
Nếu bị tắc nghẽn khúc nối bể thận - niệu quản, bạn có thể bị đau thận sau khi uống rượu. Tình trạng này cản trở hoạt động bình thường của thận và bàng quang. Đôi khi cảm thấy đau ở một bên, lưng dưới hoặc bụng và di chuyển đến háng.
Thận ứ nước
Thận ứ nước là kết quả của một hoặc hai quả thận bị sưng lên do tích tụ nước tiểu. Tắc nghẽn ngăn cản nước tiểu thoát từ thận đến bàng quang. Điều này có thể làm cho bể thận bị sưng hoặc to ra.
Bạn có thể bị đau hạ sườn hoặc khó khăn khi đi tiểu. Bị sỏi thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước.
Trước và sau khi uống rượu cần chú ý gì?
- Uống rượu khi bụng đói
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, uống rượu khi bụng đói làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Đây là kết luận sau khi các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát thói quen ăn uống của hơn 2.600 người trưởng thành. Kết quả cho thấy những người thường uống rượu khi đói bụng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao gấp 1,5 lần so với những người không bao giờ uống rượu.
Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống nhiều rượu với bệnh cao huyết áp. Thế nhưng, nghiên cứu mới nhất còn cho thấy rằng, nếu uống một lượng nhỏ rượu mà không ăn kèm thứ gì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn, ngay cả khi bạn không uống nhiều. Cả nam và nữ đều có kết quả tương tự, bất kể loại rượu nào.
- Tắm sau khi uống rượu
Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ làm tổn thương chức năng đường tiêu hóa. Nhiều người nghĩ rằng, uống một chút rượu rồi tắm nước nóng sẽ rất dễ chịu, nhưng thực tế điều này có thể dẫn tới một số bệnh tim bộc phát.
Sau khi uống rượu, lượng glucose dự trữ trong cơ thể sẽ bị tiêu hao một lượng lớn do quá trình tuần hoàn máu bị đẩy nhanh khi tắm khiến thân nhiệt giảm nhanh chóng. Đồng thời, những chất trong rượu ức chế hoạt động bình thường của gan, cản trở quá trình phục hồi việc dự trữ glucose trong cơ thể. Điều này có thể dễ dẫn đến sốc, thậm chí gây tử vong trong trường hợp nặng.
Vì vậy, bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người tốt nhất không nên tắm ngay sau khi uống rượu. Có người lầm tưởng tắm nước nóng có thể giải rượu, nhưng thực tế, điều này chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu cục bộ ở tim. Đặc biệt, nếu có các triệu chứng như chóng mặt, tức ngực… cần ngừng tắm ngay và đến bệnh viện điều trị.
- Không ăn các món thạch lạnh khi nhậu
Các món lạnh có thể là lựa chọn yêu thích của một số người khi đi nhậu, nhưng điều này không tốt cho dạ dày, đặc biệt là vào mùa đông. Món thạch cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp, thêm nhiều loại gia vị như phèn chua, khi uống với bia rượu sẽ khiến máu trong cơ thể chậm lại.
Ngoài ra, phèn chua và rượu có xu hướng kích thích và tăng gánh nặng cho gan trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, dễ gây ra các bệnh về gan.
- Không nên ăn cùng với các loại thịt nướng
Các món nướng ăn kèm với bia rượu rất ngon miệng, đây cũng là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn không tốt và cần phải tránh.
Ngoài ra, rượu bia sẽ thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu, các thành phần độc hại của thịt nướng có xu hướng xâm nhập vào các mạch máu và màng nhầy của đường tiêu hóa khiến cơ thể dễ hấp thụ hơn.
- Không ăn cà rốt khi uống rượu
Cà rốt chứa nhiều caroten, nếu kết hợp với rượu sẽ gây ra các phản ứng có hại cho gan, theo thời gian dễ dẫn tới các bệnh gan xuất hiện.
- Uống trà sau khi uống rượu
Uống trà sau khi uống rượu sẽ làm tổn thương thận, đau thắt lưng, phù nề chân, ho có đờm. Nhiều người cho rằng uống trà có thể giải rượu, nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Nguồn: Cổng thông tin Sở Y tế TP.HCM