Thói quen ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Việc phòng tránh bệnh rất quan trọng khi ta chú ý đến cách ăn uống hàng ngày, đặc biệt là bệnh ung thư.
- 3 cụ bà sống thọ hơn 100 tuổi chia sẻ về cách ăn uống, trẻ hóa ngược thời gian: Bệnh tật ít hơn người, ung thư chẳng tìm đến, cơ thể phơi phới như mùa xuân
- 4 thực phẩm đốt cháy chất béo không tưởng: Ăn ngon mà vẫn giảm cân, ngừa ung thư, tăng tuổi thọ, chống lão hóa thần kì
Khi đang ăn, nếu bạn gặp các tình trạng sau đây, bạn cần xem xét lại cơ thể và đi khám chữa kịp thời. 3 biểu hiện cảnh báo bạn có thể đang gặp ung thư nguy hiểm.
Chán ăn, ăn gì cũng không ngon miệng
Chán ăn, bị giảm hoặc mất khẩu vị, ăn gì cũng không ngon miệng là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Triệu chứng này sẽ xuất hiện một cách rõ ràng, có thể xuất hiện trong bất kỳ thời điểm hoặc bữa ăn nào trong ngày. Nó cũng thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng này thường phổ biến nhất ở người bệnh ung thư phổi, nhất là loại ung thư phổi tế bào không nhỏ di căn. Đồng thời, cũng có nhiều bệnh ung thư khác có thể gây ra cảm giác chán ăn bao gồm ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy.
Khi không còn cảm giác ngon miệng dẫn tới bạn ăn ít hơn, dinh dưỡng kém hơn, mất khối lượng cơ, mỡ, giảm sức cơ và sụt cân nhanh chóng. Tình trạng chán ăn này cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng suy mòn thường gặp ở bệnh nhân ung thư.
Khó nuốt, đau họng
Khó nuốt là thuật ngữ chỉ tình trạng khó khăn khi thực hiện hành động nuốt thức ăn, nước uống ở người bệnh. Thông thường, người bệnh gặp phải chứng khó nuốt khi mắc phải các bệnh lý ở vùng thực quản, do sự chèn ép vào thực quản hoặc bệnh lý ở vùng hầu họng gây ra. Đặc biệt là do mắc phải ung thư thực quản.
Khi ở giai đoạn đầu, người bệnh vẫn có thể nhai, nuốt thức ăn qua thực quản một cách nhẹ nhàng và chỉ có cảm giác vướng, đau khi nuốt. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì ngay cả thức ăn dạng lỏng cũng không thể đi qua thực quản để xuống dạ dày, người bệnh sẽ không ăn uống được và nôn liên tục. Thậm chí nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau và khó thực hiện.
Lúc này, bạn có thể gặp sự cố nghẹt thở, trào ngược dạ dày thực quản. Trong một số trường hợp nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về phổi như viêm phổi, ung thư phổi hoặc bệnh dạ dày.
Ăn nhanh no
Trong khi ăn thấy đau bụng và đầy hơi rõ rệt, bạn cần phải hết sức cảnh giác với các khối u liên quan đến bài tiết, tiêu hóa. Phổ biến như ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư đại trực tràng, ung thư ruột…
Với ung thư dạ dày, ngay khi ăn uống bất kỳ thứ gì bệnh nhân sẽ cảm nhận được cảm giác đau từ trung bình đến dữ dội. Vì dạ dày nằm ở giữa bụng, trên rốn một chút nên cơn đau sẽ tập trung ở khu vực này. Ung thư dạ dày cũng khiến bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, rất nhanh no dù chưa ăn nhiều.
Ung thư tuyến tụy hoặc ung thư gan thì thường gây đau bụng, đầy hơi đi kèm mất vị giác, ăn gì cũng không ngon. Hoặc xuất hiện các vị lạ như đắng, chua, mặn… trong miệng.
Cách phòng bệnh ung thư tốt hơn
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa. Chế độ ăn uống có lợi nên chứa nhiều chất xơ, đồng thời hạn chế chất béo và gia vị.
Uống nhiều nước
Uống không đủ nước, chất xơ không thể thực hiện công việc của mình. Nước và chất xơ phối hợp với nhau để vận chuyển thức ăn xuyên suốt qua đường tiêu hóa. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Thay đổi thói quen ăn uống
Ăn chậm, nhai kỹ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nhất là giảm thiểu áp lực lên dạ dày. Hạn chế ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn, có thể chia 3 bữa chính thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày để phòng tránh hệ tiêu hóa bị quá tải và làm việc kém hiệu quả.
Nước bọt được tạo ra khi nhai thức ăn có chứa enzyme amylase, giúp chuyển hóa thức ăn trong khi nhai. Khi nhai kỹ, thức ăn được nghiền thành các miếng nhỏ giúp quá trình tiêu hóa bên trong dạ dày tiêu tốn ít năng lượng và enzyme hơn, dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Đặc biệt, nên tránh nằm ngay sau khi ăn vì sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nên ăn tối ít nhất 2-3 tiếng trước khi đi ngủ.
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ loét dạ dày, trào ngược, trĩ, viêm túi thừa và hội chứng ruột kích thích.
Chất xơ không hòa tan góp vào thành phần của chất thải, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau, hạt, các loại đậu và ngũ cốc còn nguyên lớp cám.
Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, chế biến
Mầm bệnh từ môi trường có thể xâm nhập và gây tổn thương đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống. Đặc biệt nhiều vi khuẩn trong nước có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phòng các bệnh lý đường tiêu hóa.
Cẩn thận trước khi chế biến thực phẩm cũng như trước khi ăn. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã, đổ rác, chế biến thịt sống hoặc tiếp xúc với vật nuôi để tránh các mầm bệnh còn tồn tại trên tay.