Các món ăn được chế biến từ động vật luôn được nhiều người ưa thích, nhưng những bộ phận cơ thể sau lại không nên ăn nhiều, kẻo "sướng miệng hại thân".
- 3 bộ phận nội tạng lợn cực ngon nhưng không nên ăn nhiều, kẻo 'sướng miệng hại thân'
- Căn bệnh kì lạ khiến cho người phụ nữ 'hễ cứ gặp trai đẹp là ngất xỉu'
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), các bộ phận động vật như phao câu gà, đầu tôm... là những món không nên ăn nhiều, sẽ không tốt cho sức khỏe, có hại nhiều hơn lợi, thậm chí có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
1. Đầu tôm
Một số nhóm người thường có thói quen, sở thích ăn đầu tôm. Họ cho rằng phần não tôm rất bổ dưỡng và ngon miệng, nhưng bạn nên biết rằng trong đầu tôm chứa rất nhiều ký sinh trùng và kim loại nặng chứa hàm lượng kẽm cao.
Ngoài ra, trong đầu tôm còn có bộ phận nội tạng như tim, dạ dày, gan... chứa các cơ quan bài tiết và bàng quang. Đây được xem là nơi chứa độc tố và xuất phát nhiều mầm bệnh. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ khi ăn chúng và nên bóc rửa cẩn thận trước khi chế biến.
2. Thịt cổ lợn
Thịt lợn là thức ăn rất được ưa chuộng tại Việt Nam, nhưng trong đó, thịt ở vùng cổ lợn là bộ phận hại nhiều hơn lợi cho sức khỏe nếu chúng ta ăn nhiều.
Bởi vì, thông thường khi lợn bị giết, người ta sẽ chọc tiết ở vùng cổ khiến cho máu bị tích tụ lại ở vùng này, rất không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, lợn cũng thường được tiêm thuốc thường xuyên hơn vào vùng cổ.
Bên cạnh đó, cổ lợn sẽ có một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đồng thời là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, chất độc và các chất có hại của vi khuẩn khiến cho người ăn vào sẽ dễ mắc các mầm bệnh. Vì vậy khi mua thịt lợn, bạn phải tránh mua phần thịt cổ.
3. Mật cá
Mật cá tuy có vị đắng, lại được cho rằng có tác dụng giải nhiệt, hạ hỏa và tăng cường thị lực. Nhưng trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết, việc ăn túi mật cá không những không thể giúp sáng mắt, mà còn có thể gặp các rủi ro lớn cho sức khỏe, vì đây là bộ phận mà bản thân nó chứa rất nhiều độc tố, đặc biệt là cá trích, mực, cá trắm cỏ...
Vậy nên, khi làm thịt cá, bạn cần phải chú ý loại bỏ túi mật đúng cách và kịp thời. Nếu túi mật cá vô tình bị vỡ dính vào phần thịt cá, hãy nhanh chóng làm sạch hoàn toàn bằng vòi nước chảy.
4. Da cổ vịt
Món ăn được chế biến từ da cổ vịt, nghe vô cùng hấp dẫn, đặc biệt với những người thường xuyên ngồi bàn nhậu. Nhưng trong cổ vịt chứa rất nhiều chất độc hại, nằm tại các tuyến dây thần kinh và mạch máu, hạch bạch huyết và nhiều hệ thống kết nối giữa đầu và thân vịt mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy.
Trong đó, cổ vịt chứa tuyến ức của vịt, được kết nối trực tiếp với tuyến bã nhờn, thuộc cơ quan hệ miễn dịch. Khi các cơ quan này bị viêm hoặc bệnh, chúng sử dụng tuyến ức để chống lại bệnh tật, vì vậy hãy cố gắng không ăn bộ phận này. Nếu có chế biến, nên bỏ đi phần da cổ.
5. Phao câu gà
Phao câu gà là một món đặc biệt béo ngậy và có nhiều người thích ăn. Tuy nhiên, trong thịt phao câu có chứa hàm lượng mỡ rất cao, ẩn chứa nhiều mầm bệnh và vi khuẩn, ngay cả khi được đun sôi, nấu chín, cũng không thể loại bỏ được hết. Khi ăn vào rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, các tuyến mỡ ở đuôi gà có thể làm nhiễm bẩn chất lượng của thịt phao câu. Các phần chân nang lông ở đuôi gà chứa nhiều chất thải trao đổi chất và mầm bệnh, vì vậy nên trực tiếp bỏ phần thịt phao câu gà ngay khi giết mổ.