Gan là cơ quan quan trọng nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Khi mắc bệnh gan, cơ thể cũng sẽ có nhiều thay đổi ở nhiều bộ phận. Trong đó, bàn tay là một trong những bộ phận “tố cáo” tình trạng gan yếu, bệnh gan rõ ràng nhất.
- Loại cây dại mọc đầy ở Việt Nam nhưng lại là cây thuốc nam tốt nhất để thải độc và bảo vệ gan cực tốt
- Bất kể đàn ông hay phụ nữ nếu thấy ngứa bộ phận này trên cơ thể, cảnh báo nguy cơ mắc ung thư gan, nên đi khám ngay kẻo trễ
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, giúp đào thải độc tố cũng như chuyển hóa chất. Vì vậy, nếu gan yếu đi hay mắc bệnh tật thì độc tố sẽ tích tụ và bộc phát ra thành nhiều bất thường trên nhiều bộ phận cùng lúc. Dễ thấy nhất là các dấu hiệu bàn tay chuyển đỏ, xanh, vàng.
Bàn tay nổi mẩn đỏ
Gan có khả năng phân hủy các chất độc hại trong cơ thể thành các chất không độc hại và đào thải ra khỏi cơ thể. Khi bị tổn thương, các chức năng gan sẽ suy giảm khiến chất độc không được chuyển hóa và tích tụ trong máu. Những mạch ở bàn tay có xu hướng giãn nở nhiều hơn và dẫn đến ửng đỏ ở lòng bàn tay.
Đặc biệt ở gốc ngón cái và ngón út, màu sắc đặc biệt đỏ, khi ấn vào thì chuyển sang màu trắng, sau khi ấn lại chuyển sang màu đỏ.
Theo các chuyên gia, màu sắc đỏ tăng hoặc giảm tùy theo mức độ nghiêm trọng của căn bệnh tiềm ẩn. Đây cũng chính là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh gan mạn tính, chẳng hạn như xơ gan, gan nhiễm mỡ hay ung thư gan.
Nếu bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, gần vị trí cổ tay, đôi khi xuất hiện ở các ngón tay có thể là dấu hiệu sớm của bệnh gan nhiễm mỡ. Trong khi nếu cả lòng bàn tay chuyển sang màu đỏ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh xơ gan, suy gan, thậm chí ung thư gan. Nếu đột nhiên lòng bàn tay có chấm đỏ hoặc vết đỏ lớn thì nhiều khả năng người này bị viêm gan hoặc ung thư gan, phải đi khám và điều trị ngay.
Để phân biệt lòng bàn tay mẩn đỏ do bệnh gan với các hiện tượng mẩn đỏ do dị ứng, cần chú ý đến nhiệt độ của bàn tay. Người mắc các bệnh về gan thường có lòng bàn tay ấm hơn và hay ra mồ hôi hơn. Nếu dùng lực để ấn xuống vùng da bàn tay, người bệnh không có cảm giác đau, đồng thời da tay sẽ chuyển sang màu trắng. Nhưng sau đó, da người bệnh sẽ trở về màu đỏ như bình thường.
Mu bàn tay nổi gân xanh rõ nét
Gân xanh nổi trên mu bàn tay là các tĩnh mạch nông nằm dưới da tay. Hệ thống tĩnh mạch này có nhiệm vụ đưa máu từ các cơ quan đến tim và lưu trữ máu, hỗ trợ điều hòa nhiệt độ trên cơ thể người.
Thông thường, các tĩnh mạch có màu xanh nhạt, mức độ rõ nét khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nếu mạch máu hay chính là gân xanh ở mu bàn tay nổi rõ, màu xanh đậm, kích thước lớn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Gan suy yếu, mắc bệnh là một trong số những nguyên nhân phổ biến.
Theo các chuyên gia, những người có lá gan kém thường nổi gân xanh trên mu bàn tay nhiều bất thường. Tình trạng này là do hoạt động chuyển hóa của gan gặp vấn đề, khiến mạch máu trên tay bị giãn nở bất thường. Trạng thái này thường liên quan tới bệnh xơ gan hoặc viêm gan.
Da tay và móng tay vàng
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của gan là chuyển hóa bilirubin. Nếu gan bất thường, khả năng dự trữ của tế bào máu sẽ giảm, hàm lượng bilirubin không thể đào thải ra khỏi cơ thể khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, khiến da chuyển sang màu vàng.
Hiện tượng vàng da thường xảy ra và rõ nét nhất ở mắt, da mặt, lưỡi, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vàng lòng bàn tay rõ ràng thường gặp ở người bị xơ gan, ung thư gan hoặc mắc bệnh lý viêm gan cấp tính.
Bên cạnh da tay, móng tay vàng cũng có thể là dấu hiệu ở người có gan yếu, mắc bệnh tật. Ngoài ra, những người có vấn đề về gan móng tay dễ bị vàng, nhất là phần gần lưỡi liềm sát da tay của móng. Đi kèm là móng yếu, dễ gãy, không bằng phẳng, khi nhấn vào bị trắng bệch và nhả ra vẫn rất lâu trở lại màu sắc bình thường.