"Mọi người ngủ lại la liệt ở ngoài cửa để sáng sớm hôm sau vào viếng má Ba. Cuộc đời tôi chưa bao giờ thấy hình ảnh mọi người tới viếng đông đến như vậy" – Hồng Loan nói.
- Vẻ nóng bỏng tuổi U40 của con dâu tỷ phú Hoàng Kiều
- Bị chê bai nhan sắc, bà xã 7x của Quý Bình diện đầm xuyên thấu khoe body nuột nà khiến ai cũng xuýt xoa
NSƯT Thanh Nga được biết đến là nữ hoàng cải lương Việt Nam, từng nổi danh lẫy lừng với nhiều vở cải lương kinh điển. Cô cũng là nhân vật chủ chốt của gia tộc cải lương Thanh Minh – Thanh Nga (gia tộc có nhiều nghệ sĩ lớn như Bảo Quốc, Hữu Châu, Hữu Lộc...).
Ở thời đỉnh cao, Thanh Nga nổi tiếng hơn cả một minh tinh màn bạc, với sức ảnh hưởng to lớn.
Tại chương trình Hồi ký Thanh Minh – Thanh Nga, cháu gái Thanh Nga là nghệ sĩ cải lương Hồng Loan đã kể lại về sự nổi tiếng khủng khiếp của cô.
Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in cái đêm má Ba Thanh Nga bị ám sát, anh Hải chạy lên đập cửa phòng ba Bảo Quốc (bố Hồng Loan).
Lúc đó, tôi còn nhỏ lắm nhưng vẫn không thể nào quên tiếng kêu của anh ấy thảng thốt. Phòng của mấy anh chị em tôi cạnh phòng ba mẹ. Mấy đứa tôi nghe tiếng liền chạy ra xem.
Khi anh Hải báo tin má Ba mất, ba tôi từ từ sụp xuống rồi bò từng bước lên giường, run lẩy bẩy như sốt rét.
Mẹ tôi thấy thế mới bảo ba phải vào bệnh viện ngay. Sau đó, mẹ dặn mấy đứa tụi tôi phải ở nhà.
Trời lúc đó vẫn còn tối mù nhưng tôi ngủ không được. Ba anh chị em tôi thức nguyên. Dù cả ba đứa còn nhỏ nhưng không hiểu sao cũng biết nhiều, nên rất hoang mang. Cuối cùng, ba mẹ về báo tin má Ba mất, khiến chị em tôi kinh hoàng.
Mọi người ngủ lại la liệt ở ngoài cửa để sáng sớm hôm sau vào viếng má Ba
Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh ở chỗ quàn má Ba. Chỗ đó có một sân phía trước rất rộng, người ta xếp hàng la liệt để qua được cái sân rộng thênh thang. Mọi người cứ nối đuôi nhau đi liên tục, không ai được phép dừng chân lại vì chỉ cần ngừng một bước là ùn tắc.
Lúc đầu, mọi người còn cắm nhang nhưng về sau chỉ đi tới, cúi đầu nhìn rồi bước qua.
Tôi nghe nhiều ông bà, cô chú kể lại, họ đi qua quan tài má Ba rồi, nhưng lại cố tình đi ra xa để vòng lại, đi thêm nhiều lần nữa. Ai cũng muốn được đưa tiễn má Ba thêm nhiều lần, không ai muốn về.
Đến buổi tối, nơi quàn đóng cửa, không cho vào viếng nữa. Mọi người ngủ lại la liệt ở ngoài cửa để sáng sớm hôm sau vào viếng má Ba.
Cuộc đời tôi chưa bao giờ thấy hình ảnh mọi người tới viếng đông đến như vậy. Thời điểm đó, ở Sài Gòn người dân còn thưa, đâu có đông như bây giờ đâu.
Nhiều ông bà, cô chú dưới quê vì ái mộ Thanh Nga quá nên cứ đi xe đò, ùn ùn kéo lên, ngủ la liệt trước cửa nhà quàn.
Người ta lên Sài Gòn chỉ để viếng Thanh Nga, nên cứ đi vào rồi lại đi ra, ngủ lại để hôm sau vào viếng tiếp.
Bà phải bảo Cúc Cu chạy lại vuốt mắt, nhưng má Ba vẫn không nhắm
Còn lúc liệm má Ba ở bệnh viện Sài Gòn, tôi không được chứng kiến vì còn nhỏ, bị bắt ở nhà.
Sau này, tôi mới được nghe kể lại thì mới thấm thía tình mẹ con lớn lao thế nào. Ban nãy tôi có kể chuyện bà nội tôi vuốt mắt cho má Ba nhưng kể thiếu, giờ mới nhớ thêm một chi tiết.
Lúc mất, mắt má Ba nhắm nhưng chỉ hờ hờ, không nhắm nghiền. Đến lúc liệm, mắt má Ba đột nhiên mở to ra nhưng muốn trăng trối điều gì.
Bà nội tôi vội chạy lại vuốt mắt nhưng không được. Bà phải bảo Cúc Cu chạy lại vuốt mắt, nhưng má Ba vẫn không nhắm.
Bà nội thấy thế mới bảo má Ba cứ yên tâm, đã có bà lo cho Cúc Cu. Đến lúc ấy, má Ba mới nhắm mắt thật sự, tức là đã yên lòng ra đi.