Phim trường Hoành Điếm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc được xem là phim trường rộng nhất thế giới. Những bộ phim đã từng xem, ít nhiều gì cũng sẽ được quay ở đây như: Thần Thoại, Bộ Bộ Kinh Tâm, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, Khuynh Thế Hoàng Phi, Cung Tỏa Tâm Ngọc, Diên Hy Công Lược,...
- Vẻ điển trai của Dương Dương khiến các cô dâu 'bỏ chồng' chạy ra ngắm
- Ảnh góc nghiêng của Triệu Lệ Dĩnh được 'đào lại', nhan sắc thế nào mà được đạo diễn hết lòng khen ngợi?
Phim trường Hoành Điếm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc được mệnh danh là phim trường rộng nhất thế giới. Ngoài ra, phim trường này còn giữ các kỷ lục khác như: Tượng Phật trong nhà lớn nhất Trung Quốc, phim trường trong nhà quy mô lớn nhất, số lượng phim và cảnh quay qua điện thoại cao nhất tính đến năm 2005.
Hoành Điếm rộng hơn 330 hecta, nhiều khu vực theo chủ đề rộng lớn, gấp 27 lần tổng diện tích hai phim trường Universal và Paramount cộng lại. Tất cả công trình đều được xây dựng theo tỷ lệ 1:1 so với nguyên bản từ Tần Vương Cung cho đến Tử Cấm Thành.
Những bộ phim các "mọt phim" đã từng xem, ít nhiều gì cũng sẽ được quay ở đây, cũng điểm mặt một số phim tiêu biểu như: Thần Thoại, Bộ Bộ Kinh Tâm, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, Khuynh Thế Hoàng Phi, Cung Tỏa Tâm Ngọc, Diên Hy Công Lược,... Thậm chí, các đoàn làm phim của nước khác cũng lựa chọn nơi này làm bối cảnh như: The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor, Hoàng Hậu Ki, Hoa Mộc Lan (Disney),...
Tuy nhiên, ít ai biết được những điều cấm kỵ khi quay phim ở Hoành Điếm.
1. Khi khởi quay một bộ phim thì phải làm lễ khai quang - tức là chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ cúng thần linh. Đoàn làm phim cần phải chuẩn bị bàn cúng phủ bằng tấm vải đỏ, bàn thờ Quan Đế, hai bên là lư hương và heo sữa quay cùng hoa quả thơm ngon.
Việc này có 2 ý nghĩa gồm: Nghĩa thực là để cho việc quay phim diễn ra suôn sẻ, máy quay không bị hư hỏng, trầy xước. Còn nghĩa kia là dùng để tránh những thứ mà máy quay vô tình chạm phải trên phim trường, vậy nên việc phủ máy bằng tấm vải đỏ còn được hiểu là để "trấn áp cái ác".
2. Hướng thờ cúng không thể sai được. Khi khởi động máy ở những thời điểm và địa điểm khác nhau, đoàn làm phim sẽ thờ các vị thần ở các hướng khác nhau, một số thậm chí phải chính xác đến từng vĩ độ và kinh độ.
3. Những diễn viên đóng cảnh qua đời, bị khuyết tật hoặc được ghép ảnh trên bia mộ sẽ được đối xử rất đặc biệt. Mỗi người trong số họ sau khi xong việc sẽ nhận được một phong bao đỏ, số tiền bên trong phụ thuộc vào "mức độ nổi tiếng" của diễn viên đó và kinh phí của đoàn, chỉ nhằm mục đích cầu may. Nếu người qua đời là trẻ em, tiền sẽ được bỏ vào trong giày để "trừ tà". Tuy nhiên, tốt hơn hết là diễn viên đó nên tiêu hết trong một ngày.
4. Trong quá trình quay cũng phải chú ý rất nhiều, đặc biệt là một số thể loại phim ma quỷ. Bất kể đó là bối cảnh dựng tạm thời hay là địa điểm thực tế, đoàn làm phim cũng phải thắp hương, sau đó đốt tiền giấy trước khi bắt đầu quay để tránh việc "các vị khách không mời" có thể đi lang thang trong phim trường.
Khi đến quay trực tiếp, nếu phát hiện có điều gì bất thường về đạo cụ, máy quay, bối cảnh,… nói chung đoàn sẽ phải tạm dừng công việc và theo dõi diễn biến. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu trước đây khi đang quay cảnh ngoài đồng thì bỗng thấy có một con rắn độc hình dáng vô cùng lạ bò ra khỏi bãi cỏ. Ngay lập tức ông liền yêu cầu cấp dưới dừng công việc và tìm "sư phụ" quen thuộc rồi mới dám quay tiếp.
5. Ngoài ra, cho dù không phải là phim ma quỷ, chỉ cần là cảnh quay ban đêm, các thành viên đoàn phim cũng sẽ khuyên bạn không nên ở một mình. Tiếp theo, một diễn viên dù có mệt đến đâu cũng tuyệt đối không thể nằm xuống để trang điểm, vì chỉ có người mất mới nằm để trang điểm.
6 Mặc dù lễ đóng máy không được coi trọng như lễ khởi quay, nhưng vẫn có rất nhiều ê-kíp khắt khe, hầu như luôn tế lợn quay hoặc đầu lợn khi đóng máy. Ngày khởi quay cũng giống như ngày đóng máy, đều phải là ngày nắng, không thì cũng chỉ có mưa phùn nhỏ vì nếu gặp mưa to thì sẽ bị coi là điềm xui xẻo. Vì vậy, đôi khi sẽ có những tình huống mà đáng lẽ việc quay phim phải được kết thúc trước đó vài ngày, nhưng một số phân cảnh sẽ được giữ lại và quay bổ sung để chờ đến ngày chính thức đóng máy.
7. Đối với những cảnh quay như gương chiếu vào ban đêm, đi xuống mộ Thanh Minh và cảnh bạo lực, nhìn chung các nhân viên đoàn phim sẽ không bao giờ chụp ảnh ở chỗ đó. Tất nhiên vẫn cần ghi lại một số bức ảnh về hiện trường, nhưng nó sẽ được thực hiện khi có nhiều người hoặc vào ban ngày. Khi quá trình quay kết thúc, các thành viên trong đoàn sẽ tự động đến những nơi đông người để tránh những "kẻ theo dõi" không cần thiết.
8. Ngoài ra, với hộp đựng máy quay và bục bước, nam diễn viên có thể ngồi, nữ diễn viên thì không nên. Cái này bắt nguồn từ niềm tin ngày trước là diễn viên kinh kịch dù nam hay nữ đều không được ngồi trên nắp hộp. Trong hộp đựng đồ diễn, trong đống đồ diễn đó có quần áo của vua và mũ của vua, nên rất xui xẻo khi ngồi lên "người âm". Sau khi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các nữ diễn viên trong đoàn phim không thể ngồi lên hộp đựng máy quay, thậm chí còn không còn được ngồi trên bục bước khi quay các bộ phim bom tấn.
9. Khách sạn VIP ở Hoành Điếm, toàn bộ phòng nghỉ ở tầng một đều có âm khí rất nặng. Vì vậy nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ, không có nghệ sĩ nào tình nguyện ở đây đâu. Nếu ngủ lại đây thì bạn nên gõ cửa ra hiệu, thắp hương, sau đó nói rõ với "người âm" trước.
10. Tôn Lệ từng lên truyền hình kể về việc mình gặp ma ở Hoành Điếm rồi, không chỉ một mà hẳn 3 cái bóng tóc tai rũ rượi ngồi dưới đuôi giường. Sau đó pháp sư phải đến làm phép trong ngày khai máy thì mọi chuyện mới yên.
Nguồn: Hóng Dưa Bở Cbiz