Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ - có thể mẹ chưa biết dấu hiệu và cách chữa trị phục hồi!

Nuôi dạy con 27/07/2022 06:00

Bàn chân bẹt ở trẻ là dị tật khá phổ biến, bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Có thể gây ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, khả năng vận động của bàn chân và gây ra những cơn đau nhức khó chịu.

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Vòm bàn chân có cấu tạo gồm các cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa, trước và sau thắt chặt. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Thông thường, những người có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị tật bàn chân bẹt.

Dấu hiệu gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Trẻ thường có cảm giác đau ở bàn chân, đầu gối hay mắt cá chân.

Trẻ bị bàn chân bẹt không nhanh nhẹn, hay tỏ ra vụng về, lúng túng.

Trẻ bị bàn chân bẹt không có hình vòm như bình thường, có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất. Chân bé có dấu hiệu biến dạng và nghiêng vào sâu bên trong.

Cạnh mắt cá chân của trẻ bị cong khá nhiều.

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ - có thể mẹ chưa biết dấu hiệu và cách chữa trị phục hồi! - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây bệnh bàn chân bẹt

  • Dị tật bàn chân bẹt bẩm sinh do di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị hội chứng bàn chân bẹt.
  • Các mô kết nối ở chân bị kéo giãn và sưng do hoạt động quá sức, mang giày không phù hợp, chấn thương, tuổi tác gia tăng, béo phì, viêm khớp mãn tính.
  • Dây chằng lỏng lẻo: Dây chằng là một dải mô kết nối các xương với nhau, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình vòm cong bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến mất vòm cong bàn chân.
Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ - có thể mẹ chưa biết dấu hiệu và cách chữa trị phục hồi! - Ảnh 2
Ảnh minh họa
  • Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.
  • Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.

Phương pháp trị liệu không cần phẫu thuật

Ở độ tuổi từ 2 đến dưới 7 tuổi, nếu phát triển trẻ có bàn chân bẹt thì giải pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất là trị liệu không can thiệp phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh cho trẻ sử dụng miếng lót đặc biệt khi đi giày dép. Miếng lót được thiết kế đúng với kích thước chân của bé và thiết kế tạo vòm ở mặt bàn chân. Trong quá trình đi lại hàng ngày, dưới tác động của trọng lực từ cơ thể, miếng lót này sẽ giúp nâng đỡ phần xương ở bàn chân, tạo vòm để xương bàn chân trở về đúng trục phát triển.

Đây là phương pháp được xem là khá hiệu quả khi độ tuổi áp dụng càng sớm càng tốt. Bé được chỉ định dùng miếng lót cho đến khi xương chân trở lại bình thường. Tuy nhiên, sau giai đoạn 7 tuổi thì việc áp dụng giải pháp trị liệu này sẽ mất nhiều thời gian hơn và khó đặt được hiệu quả như mong muốn.

Phẫu thuật cải thiện bàn chân bẹt

Một số trường hợp áp dụng trị liệu không thành công thì bắt buộc phải phẫu thuật chỉnh hình để xương chân trở lại trạng thái vốn phải có. Kể cả những trường hợp trẻ dưới 7 tuổi mà không đáp ứng được giải pháp trị liệu. Phẫu thuật chỉnh hình là giải pháp cuối cùng để giúp trẻ có hệ xương chân được cải thiện về tính chất ban đầu. Phương pháp này cần được thực hiện ở những cơ sở y tế hiện đại, đủ điều kiện cả về trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao.

Vui hè đừng để con quên nhiệm vụ

Hè là quãng thời gian vô cùng lý tưởng để ôn tập, củng cố kiến thức. Vì thế cho con chơi hè nhưng phụ huynh cần nhắc con chuẩn bị cho năm học mới.

TIN MỚI NHẤT