Nhiều khách mua bất động sản bị lợi dụng do đặt cọc vội vàng

Nhà đất 14/07/2019 11:58

Nhiều khu đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su, đất không được quy hoạch là đất ở, nhưng đã bị phân lô tách thửa trái pháp luật để bán đất, bán đất nền.

Theo báo cáo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) công bố hôm 12/7, gần đây tái xuất hiện tình trạng phân lô bán nền tràn lan và các đợt sốt ảo giá đất tại một số địa phương.

Trong đó, tại nhiều khu đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su, đất không được quy hoạch là đất ở, nhưng đã bị phân lô tách thửa trái pháp luật để bán đất, bán đất nền. Điều này dẫn đến nhiều người bị lừa đảo, bị thiệt hại rất lớn, gây mất an ninh trật tự, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị của địa phương và làm trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư dự án lớn do giá đất đã bị đẩy lên quá cao.

Nhiều khách mua bất động sản bị lợi dụng do đặt cọc vội vàng - Ảnh 1

 Thủ phạm của các đợt sốt ảo giá đất và tình trạng phân lô bán nền trái phép chủ yếu là giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản.

HoREA cáo buộc, thủ phạm của các đợt sốt ảo giá đất và tình trạng phân lô bán nền trái phép chủ yếu là giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản.

“Họ đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu thông tin của khách hàng và trong một số trường hợp đã câu kết với một số cán bộ chính quyền cấp cơ sở, hoặc có trường hợp do chính quyền cấp cơ sở buông lỏng công tác quản lý nhà nước trên địa bàn”, HoREA viết trong báo cáo.

Từ những bất cập của Bộ Luật Dân sự, theo HoREA, chế định “đặt cọc” tại Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự nhằm mục đích “để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Trong đó, có hành vi “đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng” (trước thời điểm ký kết hợp đồng). Nhưng, Luật Kinh doanh bất động sản không có quy định về “đặt cọc” là điểm bất cập lớn.

Lợi dụng các bất cập này, các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, đã thỏa thuận đặt cọc với khách hàng và nhận tiền đặt cọc với giá trị lớn, gây thiệt hại cho khách hàng. Thêm vào đó, việc nhận đặt cọc với giá trị lớn cũng không phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. Luật hiện hành quy định chủ đầu tư dự án bất động sản hình thành trong tương lai chỉ được thu lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng.

Để chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền trái phép tràn lan và ngăn chặn các đợt sốt ảo giá đất, HoREA đề nghị bổ sung luật kinh doanh bất động sản quy định về “thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ; thỏa thuận góp vốn” trong giai đoạn trước khi ký hợp đồng bán nhà, nền nhà, đất nền hình thành trong tương lai để thống nhất quản lý. Đề nghị bổ sung luật kinh doanh bất động sản quy định về giá trị đặt cọc không vượt quá 5% giá tạm tính của sản phẩm bất động sản.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình "thúc" xử lý thất thu tại dự án Khu đô thị Cửu Long

Văn phòng Chính Phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trươg Hoà Bình yêu cầu Bộ Tài Chính và UBND tỉnh Hoà Bình xử lý dứt điểm về tài chính sau thanh tra tại Dự án Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long.

TIN MỚI NHẤT