Cách mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ vượt qua hội chứng lo âu tưởng vô hại mà đầy nguy hiểm này

Ngắm con yêu mỗi ngày 21/03/2019 13:00

Trẻ mắc chứng lo âu không chỉ biểu hiện ở hành vi mà còn xuất hiện một số triệu chứng rất cụ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng lo âu ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu như được đặt trong các tình huống quan trọng hay có sự xuất hiện của một người không quen biết. Đó có thể là do gia đình căng thẳng, áp lực ở trường hoặc trẻ bị bắt nạt. Theo Hiệp hội lo âu trầm cảm ở Mỹ cứ 8 trẻ thì có một trẻ mắc phải trường hợp này. Tuy nhiên, rất khó khăn để xác định rằng trẻ có mắc phải hội chứng này hay không, vì hội chứng này thường biểu hiện bằng các hành vi tiêu cực thường thấy ở trẻ như buồn bã và khó chịu... Ban đầu giáo viên và phụ huynh có thể giải quyết các hành vi trên nhưng lại không thể biết rằng đó là triệu chứng của hội chứng lo âu.

Hội chứng lo âu biểu hiện như thế nào ở một đứa trẻ?

Cách mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ vượt qua hội chứng lo âu tưởng vô hại mà đầy nguy hiểm này - Ảnh 1

Chứng lo âu có thể biểu hiện qua một vài triệu chứng tâm lý ở trẻ (Ảnh minh họa)

Hội chứng lo âu không chỉ biểu hiện ở hành vi của một đứa trẻ mà còn biểu hiện ở các triệu chứng tâm lý khác như đau đầu, đau cơ, khó thở, tim đập nhanh... Trẻ em mắc phải hội chứng này cũng có thể có biểu hiện kém tập trung và mất ngủ. Mặc dù đây là một hội chứng rất đáng lo ngại ở trẻ nhỏ nhưng nó có thể điều trị được nếu như các bậc cha mẹ phát hiện sớm. Điều đầu tiên mà các bậc cha mẹ nên làm là tìm đến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và giúp đỡ.

Các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên rằng, nếu như con bạn mắc phải hội chứng lo âu này, hãy giúp trẻ quản lý cảm xúc và suy nghĩ thay vì giúp trẻ trốn tránh chúng, việc trốn tránh những điều đó có thể làm trẻ cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn nhưng vẫn để lại ảnh hưởng trong thời gian dài. Các chuyên gia tâm lý trẻ em cũng đã chia sẻ về phương pháp năm giác quan mà bạn có thể áp dụng để giúp trẻ tự kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình.

Các bước trong phương pháp 5 giác quan mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ trở nên bình tĩnh:

Bước 1: Yêu cầu trẻ tìm 5 đối tượng trong nhà

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhờ trẻ tìm 5 vật dụng lớn và nhỏ nằm rải rác trong nhà. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung và sử dụng các ngón tay của mình để đếm từng vật.

Bước 2: Yêu cầu trẻ tìm ra bốn thứ mà trẻ có thể chạm vào

Ban hãy yêu cầu trẻ tìm kiếm và khuyến khích trẻ chạm vào từng vật để cảm nhận và đếm từng ngón tay. Điều này sẽ giúp cho trẻ tập trung để sử dụng cả thị giác và xúc giác của mình.

Bước 3: Yêu cầu trẻ tìm ba thứ mà trẻ có thể nghe

Cách mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ vượt qua hội chứng lo âu tưởng vô hại mà đầy nguy hiểm này - Ảnh 2

Bạn có thể dạy cho trẻ cách lắng nghe các âm thanh xung quanh mình để tập trung và thư giãn (Ảnh minh họa)

Những âm thanh vọng vào từ ngoài đường, tiếng chó sủa hay cả tiếng quạt điện trong phòng... là những âm thanh đơn giản xuất hiện hằng ngày, nhưng liệu rằng có bao giờ trẻ tập trung nghe và cảm nhận chúng. Bạn hãy chỉ cho trẻ điều thú vị này để trẻ có thể tập trung lắng nghe và cảm nhận các âm thanh kì diệu bên cạnh mình.

Bước 4: Yêu cầu trẻ nói về những thứ mà trẻ ngửi thấy

Các bậc cha mẹ có thể khuyến khích và gợi ý cho trẻ về những loại mùi hương khác nhau từ mùi hương của trái cây, thức ăn, đồ chơi, quần áo...Việc sử dụng khứu giác sẽ giúp trẻ tập trung và cảm nhận mọi thứ yên tĩnh hơn.

Bước 5: Hướng dẫn trẻ nếm thử một thứ

Cách mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ vượt qua hội chứng lo âu tưởng vô hại mà đầy nguy hiểm này - Ảnh 3

Để kích thích trẻ tập trung sử dụng vị giác các bậc phụ huynh có thể yêu cầu trẻ nếm thử một vài thứ và nêu lại cảm nhận của mình (Ảnh minh họa)

Điều cuối cùng mà các bậc cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ là tập trung sử dụng vị giác. Chuẩn bị cho trẻ một ít trái cây, đồ ăn vặt hay thức uống gì đó, cho trẻ nếm thử và nêu lại cảm nhận cho bạn.

Sau 5 bước trên, trẻ sẽ trở nên bình tĩnh và quên đi sự lo lắng mệt mỏi. Bạn cũng có thể dạy cho trẻ cách hít thở sâu để thư giãn và điều chỉnh cảm xúc của mình.

6 điều cha mẹ “ĐỘC ÁC” với con, nhưng sẽ nhận được sự “BIẾT ƠN” của con khi trưởng thành

Giáo dục tính cách cho trẻ cần sự nghiêm khắc và uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ. Bạn hãy dạy cho con của mình theo 6 nguyên tắc dưới đây:

TIN MỚI NHẤT