Thức uống giải nhiệt ngày hè cấp tốc lại làm từ một loại lá mà chẳng ai ngờ đến!

Nấu gì hôm nay 16/05/2023 16:01

Lá sake theo đông y có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm, ích khí, tiêu độc, hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên không nên dùng nhiều thay nước lọc uống hàng ngày. Thế nhưng lâu lâu đổi món để giải khát cho ngày nắng nóng này thì khá chuẩn.

Đặc điểm của cây sa kê

Cây sa kê hay còn được gọi là cây bánh mì, tên tiếng Anh là breadfruit, tên khoa học là Artocarpus incisa L, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ban đầu, cây sa kê được tìm thấy ở Malaysia và các đảo khu vực Thái Bình Dương, nhưng ngày nay, sa kê được trồng nhiều ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.

Cây sa kê là loài cây gỗ lớn, cao trung bình từ 15-20m. Nhựa mủ của cây sa kê có màu trắng sữa, cành mảnh thường mọc ngang và tạo thành tán rộng và dày. Cây sa kê có những đặc điểm thực vật như sau:

  • Lá: Sa kê có lá lớn, chia thành 3 - 9 thùy lông chim thuôn dài, phiến lá rộng từ 10 - 12cm, dài từ 30 - 50cm, có phần cuống mập. Mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới nhám, lá chuyển sang màu vàng nâu và khô khi già và rụng đi.
  • Hoa: Hoa của cây sa kê mọc thành từng cụm, đó là cụm hoa đực và cái, cụm hoa đực giống hình chùy hoặc hình đuôi sóc, mỗi cụm hoa đực chỉ có một nhị, còn cụm hoa cái thì có hình cầu hoặc hình ống.
  • Quả: Quả của cây sa kê là quả kép, quả to, đường kính từ 12 - 20 cm, có hình trứng hoặc tròn. Phần vỏ có màu xanh lá nhạt hoặc vàng nhạt, còn phần thịt có màu trắng và chứa nhiều bột, bên trong không có hạt. Thông tường, 2 - 3 quả của cây sa kê sẽ mọc gần nhau thành từng chùm.

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy cây sa kê được trồng ở bất kỳ đâu, vì đây là loại cây xanh đẹp, cho bóng mát và quả.

Thức uống giải nhiệt ngày hè cấp tốc lại làm từ một loại lá mà chẳng ai ngờ đến! - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Cây sa kê có tác dụng gì?

Chiếm phần lớn trong quả sa kê là nước (khoảng 70%) và carbohydrate (khoảng 25%), còn lại là các chất khoáng như kali, kẽm và vitamin. Trong cả Tây y và Đông y, cây sa kê được xem là một vị thuốc, mỗi bộ phận của cây từ lá, vỏ, rễ và nhựa cây đều có tác dụng cụ thể như:

  • Lá: Lợi tiểu, tiêu độc, tiêu viêm, trị mụn nhọt, chữa vàng da do viêm gan, phù thũng. Ngoài ra, tro của lá sa kê cũng được dùng để chữa bệnh nhiễm trùng trên da.
  • Rễ: Sát khuẩn, trị ho, hen, đau răng, rối loạn dạ dày, các bệnh trên da.
  • Vỏ: Trị ghẻ lở.
  • Nhựa: Chữa tiêu chảy, bệnh lỵ. Nhựa cây sa kê chữa viêm da, bệnh chàm eczema và vẩy nến.
Thức uống giải nhiệt ngày hè cấp tốc lại làm từ một loại lá mà chẳng ai ngờ đến! - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, bộ phận được dùng nhiều nhất của cây sa kê là quả, với những tác dụng mà không phải ai cũng biết, đó là:

  • Kích thích các tế bào mới phát triển, làm đẹp da: Quả sa kê có chứa lượng lớn các hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng kích thích các tế bào mới sản sinh và phát triển, đồng thời loại bỏ những tế bào da cũ bị tổn thương để giúp da đẹp hơn. Ngoài ra, chất chống oxy hóa còn có tác dụng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
  • Giảm viêm da, điều trị các bệnh về da và sản sinh collagen: Đem chiết xuất quả của cây sa kê lúc còn tươi sẽ thu được tinh chất có tác dụng giảm viêm, ức chế khả năng hoạt động của những enzym làm viêm da, đồng thời ngăn chặn quá trình sản xuất oxit nitric, giúp ngăn ngừa viêm da hiệu quả. Ép nước quả sa kê để uống cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C dồi dào để kích thích sản sinh collagen, làm tăng tính đàn hồi của da.
  • Tốt cho tóc: Các chất dinh dưỡng có trong quả của cây sa kê là cần thiết để giúp tóc khỏe mạnh, chẳng hạn như vitamin C giúp tóc hấp thu được nhiều khoáng chất hơn, omega-3 và omega-6 giúp giảm gãy và rụng tóc, axit béo giúp cân bằng tiết nhờn, giảm gàu ngứa ở da đầu.
  • Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng: Các hoạt chất oxy dồi dào trong quả sa kê giúp tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể, ngăn không cho các tác nhân xâm nhập và gây bệnh, đồng thời giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Quả của cây sa kê có chứa kali, đây là khoáng chất cần thiết cho tim mạch vì giúp hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim. Lượng lớn chất xơ trong quả sa kê cũng có khả năng giảm cholesterol xấu gây hại cho tim mạch.
  • Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa: Quả sa kê cung cấp nhiều chất xơ, giúp thải độc ở ruột và tốt cho nhu động ruột cũng như hệ tiêu hóa. Các món ăn từ quả sa kê có thể chữa các bệnh tiêu hóa thường gặp như viêm loét dạ dày, ợ chua, ợ nóng. Ngoài ra, quả sa kê còn có khả năng bảo vệ màng nhầy của ruột kết trước những loại hóa chất gây bệnh ung thư như ung thư đại tràng.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Lượng chất xơ dồi dào trong quả của cây sa kê giúp cơ thể ức chế quá trình hấp thu glucose để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, đồng thời những hợp chất có khả năng hỗ trợ tuyến tụy sản xuất insulin.
  • Là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào: Quả sa kê là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là những người thường xuyên vận động như các vận động viên, vì 1 chén sa kê có khả năng cung cấp 60g carbohydrate.

Ngoài những tác dụng kể trên, hiện nay, các nhà khoa học còn tìm thấy hạt cây sa kê có chứa 3 loại lectin có đặc tính kháng u hiệu quả và giúp phát hiện dấu ấn sinh học của khối u.

Thức uống giải nhiệt ngày hè cấp tốc lại làm từ một loại lá mà chẳng ai ngờ đến! - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu làm Nước lá sake giải nhiệt ngày hè

Sake 1 lá (lớn) 

Đường phèn 20g

Chanh 1/4 trái

Nước lọc 1.5 lít

Dụng cụ thực hiện:

Nồi, bếp, bình nước,...

Cách chế biến Nước lá sake

Sơ chế lá sake

Chọn lá sake, loại lá vàng vừa rụng.

Ngâm chà rửa sạch với nước pha một ít muối.

Cắt bỏ cuống lá chính giữa. Cắt phần còn lại thành nhiều miếng nhỏ bằng nửa bàn tay.

Nấu nước lá sake

Cho lá, nước cùng đường phèn vào nồi nấu sôi 5 phút. Sau đó tắt bếp và để cho nước nguội hẳn.Vớt bỏ xác lá. Nước nấu xong để nguội sẽ có màu vàng đậm.

Thức uống giải nhiệt ngày hè cấp tốc lại làm từ một loại lá mà chẳng ai ngờ đến! - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Thành phẩm

Khi uống vắt miếng chanh nhỏ nước sẽ trong và màu vàng nhạt hơn. Rót vào bình nước lớn và cho vào tủ lạnh để bảo quản. Nên uống trong vòng 2 ngày sau khi nấu để nước phát huy hết tác dụng.

Uống nước lá sake sắc có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm có thể chữa được bệnh phù thũng, bí đái. Tuy nhiên, chỉ nên dùng lá sake sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sake còn có tính độc nhất định.

Bì lợn - "kho báu dinh dưỡng" cho da được chị em phụ nữ Hàn Quốc săn đón nhưng lại bị người Việt ngó lơ

Nói về giá trị dinh dưỡng thì bì lợn cũng là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng khi chọn thịt lợn, nhiều bà nội trợ thẳng tay lược bỏ bì ngay từ khâu chế biến vì suy nghĩ bì lợn sẽ không tốt cho sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT