Cách nấu chè bưởi để cùi giòn, không bị đắng

Nấu gì hôm nay 14/02/2019 13:00

Có khá nhiều công thức hướng dẫn nấu chè bưởi, tuy nhiên không phải công thức nào cũng cho ra thành phẩm chè bưởi có phần cùi giòn, không bị đắng. Mời các bạn cùng tham khảo công thức dưới đây để nấu chè bưởi có phần cùi giòn, không bị the, đắng ngay từ lần đầu tiên nhé.

Nguyên liệu nấu chè bưởi:

Cách nấu chè bưởi để cùi giòn, không bị đắng - Ảnh 1

- Bưởi chọn da xanh hoặc năm roi. Mình chọn bưởi da xanh. Màu đẹp và cùi giòn lắm.

- Đậu xanh 100gram tách đôi bỏ vỏ.

- Muối

- Đường phèn, Đường Thốt Nốt, đường Mía Hữu Cơ. 

- 2 dọc lá nếp rửa sạch để ráo cuộn gọn lại.

- Bột năng

- Nửa thìa cafe phèn chua.

Các bước thực hiện nấu chè bưởi:

- Đầu tiên gọt bưởi, các bạn gọt hết phần xanh để bớt đắng. Cùi xắt vuông hạt lựu. Cho vào 2 thìa muối bóp đều tay tầm 5p. Sau đó các bạn cho nước vào xả. Vừa xả vừa bóp cùi bưởi. Vắt sạch tầm 5-6 lần Cho muối vào lần 2 và bóp rửa cùi như lần 1 đến khi cảm thấy hết dầu bưởi và hết vị mặm. Bóp cùi bưởi khô.

Cách nấu chè bưởi để cùi giòn, không bị đắng - Ảnh 2

- Đậu xanh đã tách đôi bỏ vỏ đãi sạch, ngâm nước ấm tầm 30p. Đổ ra rá để ráo nước cho vài hạt muối vào xóc đều lên. Chõ đặt sẵn nước sôi. Đổ đỗ vào lấy đũa chọc 1 đến 2 lỗ cho thoát hơi nước. Trên mặt chõ lót 1 cái khăn rồi hãy đậy nắp chõ, đễ tránh hấp hơi làm ướt đỗ. Đồ đến khi nếm đỗ thấy bở là bắc ra.

Cách nấu chè bưởi để cùi giòn, không bị đắng - Ảnh 3

- Đặt lên bếp 1 nồi nước tầm 500ml cho chút xíu muối, phèn chua vào đun sôi. Đổ cùi bưởi đã rửa và bóp sạch vào đợi nc sôi trở lại. Ngâm cùi bưởi trong nước sôi tầm 15p. Xả 1 chậu nước lạnh. Cùi bưởi đổ ra rổ. Cho vào chậu nước lạnh bỏ đá. Vừa bóp vừa rửa cùi cho hết vị phèn chua. Lần này bóp và vắt cùi bưởi không được để khô quá. Để cùi hơi ẩm ngậm nước. Cho khoảng 5 thìa đường mía hữu cơ vào ướp cùi tầm 15p. Cho đường tan ra. Sau khi đường tan ra cho lên bếp sên cùi đên khi khô thì đổ ra thau sạch.

Cách nấu chè bưởi để cùi giòn, không bị đắng - Ảnh 4

- Rắc bột năng vào cùi bưởi lúc còn nóng. Lắc đều để bột năng bao quanh cùi bưởi 1 lớp áo bột mỏng. Để ra đĩa.

- Cho khoảng 1 lít nước lên bếp. Đổ tất cả đường vào khuấy đền cho đường tan và nước sôi. Cho lá nếp đã rửa sạch vào. Đợi nc đg sôi 1 lúc và lá nếp có mùi thơm thì vớt lá nếp ra khỏi xoong nước đường.

- Hoà bột năng vào bát nước nhỏ. Đổ vào xoong nước đường khuấy đều.

- Đổ cùi bưởi đã bao bột năng khuấy đều trên bếp cho đến khi cùi bưởi trong cho đỗ đã đồ chín vào khuấy đều đợi sôi trở lại, bắc nồi chè xuống.Cách nấu chè bưởi để cùi giòn, không bị đắng - Ảnh 5

Cách làm Cốt dừa:

2 quả dừa già lấy cơm trắng. Thái nhỏ cho thêm 500ml nước ấm vào xay cùng cùi dừa vừa thái. Cho vào túi vải xô lọc và vắt lấy nước cốt.

Cho nước cốt vừa vắt vào xong cho lên bếp đun thêm xíu muối vào. Nếu bạn thích nước cốt dừa đặc thì hoà chút xíu bột năng cho vào đun sôi lên. Muốn có vị ngọt thì thêm đường tùy theo khẩu vị. Nước cốt dừa được bắc xuống, để nguội.

Chè bưởi múc ra bát, rưới cốt dừa lên. Thêm chút đá đập nhỏ vào là ta được bát chè bưởi dùng cho mùa hè.

Nếu không ăn lạnh các bạn cũng có thể để chè ấm ăn mà không cần cho đá cũng rất ngon.

Một số lưu ý khi nấu món chè bưởi:

Cách nấu chè bưởi để cùi giòn, không bị đắng - Ảnh 6

- Cùi bưởi không giòn và nhũn: do luộc cùi bưởi quá kĩ hoặc do sau khi luộc không ngâm vào nước lạnh bỏ đá.

- Màu chè bưởi không được vàng nâu đẹp: Do không nấu bằng đường thốt nốt, nếu chỉ nấu bằng đường trắng mà không có đường thốt nốt thì màu chè bưởi sẽ không được vàng nâu và mùi vị cũng không thơm mùi chè bưởi đặc trưng.

- Cùi bưởi cứng và khô: trong quá trình bóp xả nước chưa đủ lực thì cùi sẽ bị khô.

- Đỗ xanh bị nát: do không đồ trước đỗ xanh ở ngoài.

- Cùi bưởi bị đắng: do không gọt hết phần xanh hoặc lúc bóp cùi bưởi và xả nước không kĩ.

Nắng hanh hao nấu ngay món chè bánh lọt thanh mát ăn là chuẩn nhất!

Khi còn nhỏ mình vẫn hay gọi món chè này là "chè con giun", lớn lên mới biết món ăn này gọi là chè bánh lọt. Nếu bạn chưa thử bao giờ thì quả là một thiếu sót lớn đấy!

TIN MỚI NHẤT