Có một số loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày không thể rửa chỉ bằng nước, nếu không nó sẽ bẩn hơn, vì thế, chị em nội trợ hãy tham khảo các phương pháp dưới đây nhé!
- Đồ chiên rán rất ngon, nhưng đừng cho con bạn ăn nhiều nếu không muốn trẻ bị tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm
- Đây mới là cách bảo quản thực phẩm đúng, sửa ngay để tiết kiệm cả đống tiền!
1. Rửa thịt
Bề mặt của thịt lợn có lớp mỡ nên rất nhờn, nếu chỉ rửa bằng nước, nó sẽ không dễ dàng sạch được lớp bụi bẩn này. Thậm chí lớp mỡ nhờn này còn bắt thêm bụi bẩn ở bên ngoài dính vào. Vì thế, để làm sạch thịt, khi vo gạo, bạn nên giữ lại nước gạo rồi ngâm miếng thịt lợn vào nước này 5 phút sau đó rửa sạch. Bụi bẩn trên miếng thịt sẽ được nước vo gạo làm biến mất nhanh chóng.
2. Rửa cá
Cá sau khi mổ dù đã được rửa bằng nước nhưng vẫn không thể bớt mùi tanh và các bụi bẩn. Do đó, để làm sạch cá, hãy hòa thêm 2 muỗng canh giấm vào chậu nước lạnh rồi cho cá vào ngâm rửa.
Bạn cũng có thể chà rửa cá bằng nước vo gạo, vì nước gạo cũng giúp khử bớt mùi tanh và làm sạch bụi bẩn.
Nếu bạn vô tình làm vỡ mật cá, có thể rửa bằng rượu trắng để loại bỏ vị đắng dính vào cá.
3. Rửa nấm
Nấm là loại thực phẩm có nhiều dinh dưỡng cao, nhiều người cho rằng chỉ cần rửa nấm dưới vòi nước sẽ sạch hết các bụi bẩn bám vào tuy nhiên thực tế không phải vậy.
Do đó, khi rửa nấm, bạn nên ngâm chúng trong nước ấm khoảng 1 giờ, sau đó rửa nhẹ để làm sạch đất cát, bụi bẩn, nhất là đối với nấm hương khô. Không chỉ nên ngâm nấm và rửa nấm bằng nước lạnh.
4. Rửa cua
Chỉ rửa qua cua rồi đem chế biến ngay chắc chắn sẽ không sạch, vì vậy, trước tiên, hãy cọ rửa cua bằng nước muối, sau đó ngâm cua vào nước muối nhạt, để nó "nhả" ra bụi bẩn trong cơ thể.
Lưu ý, phải thay nước muối liên tục cho đến khi nước sạch trong quá trình ngâm rửa cua. Sau đó, bạn có thể chế biến cua thành món ăn yêu thích rồi.