Khi mang thai, do nồng độ nội tiết tố tăng cao hơn bình thường, nồng độ pH trong âm đạo thay đổi khiến vi khuẩn và nấm kí sinh ở đó có cơ hội phát triển nhiều hơn. Đó là lý do vì sao các mẹ bầu rất hay gặp phải hiện tượng viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi từ trong nước ối hoặc khi em bé sinh ra qua cổ tử cung của mẹ để ra ngoài và rất có thể sẽ bị nhiễm vi khuẩn, vi nấm từ mẹ.
- Đây là lý do các mẹ nên cho con bú trực tiếp hơn là hút sữa ra bình
- Sau sinh 1 tháng, mẹ NHỚ ĂN món này ra tháng mẹ đẹp mướt mát lại lợi sữa, con bụ bẫm thông minh nhé
Vi khuẩn và nấm ký sinh gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, nhiễm khuẩn phụ khoa do đó cũng xảy ra phổ biến hơn. Một số bệnh viêm phụ khoa thường gặp có thể kể đến như: Viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm tử cung, viêm cổ tử cung,… Điều đáng lo ngại hơn là viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ có thể lây nhiễm sang con ngay khi đứa trẻ ở trong bào thai.
Khi trẻ sinh thường qua đường âm đạo dễ mắc phải các bệnh lý như viêm da, viêm mắt, xuất hiện các ban đỏ, có mụn loét ở mông,… bởi vì tiếp xúc với nấm và các loại vi khuẩn có hại. Trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, sức đề kháng kém thì trẻ có thể bị viêm phổi . Bên cạnh đó, em bé trong bụng người mẹ viêm nhiễm phụ khoa cũng rất dễ bị viêm màng ối, sảy thai hoặc sinh non.
Ngoài ra, nếu bạn sinh bé gái thì có thể bị lây nhiễm viêm phụ khoa từ cơ thể mẹ. Đây là hiện tượng viêm phụ khoa bẩm sinh rất khó điều trị bằng các loại thuốc thông thường do hệ miễn dịch của trẻ còn quá non yếu.
Mắc bệnh viêm phụ khoa khi có thai ở những tháng đầu rất có thể sẽ tăng nguy cơ gây biến chứng sảy thai do nhiễm trùng mang ối, nhiễm độc thai nhi vì mầm bệnh viêm nhiễm lây lan. Biến chứng thai nhi thường gặp do viêm phụ khoa khi mang thai là sinh non, sinh con thiếu tháng, lây lan mầm bệnh sang con trong quá trình sinh thường gây ra các bệnh về da, mắt, đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, viêm nhiễm xảy ra tại tử cung, cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh nở, tăng nguy cơ biến chứng thai nhi cho bé trong khi sinh.
Viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nên chị em cần có hướng xử lý kịp thời. Tốt nhất, khi thấy các dấu hiệu của bệnh, người mẹ nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị. Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ rất nhạy cảm nên chị em cần được các bác sỹ chỉ định cụ thể, cẩn thận. Các bác sỹ sẽ cân nhắc cho chị em sử dụng thuốc an toàn để ổn định tình trạng bệnh.
Các mẹ bầu hãy biết cách chăm sóc và bảo vệ vùng kín đúng cách. Chị em chỉ nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần (hoặc 2 lần nếu cần thiết) bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp. Để làm dịu cảm giác nóng rát và khó chịu ở vùng kín, mẹ cũng không nên dùng nước nóng để vệ sinh cơ thể và khu vực bị viêm nhiễm. Thay vào đó, nên dùng nước lạnh và dung dịch có độ pH thích hợp để vệ sinh vùng kín.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, để chọn được cho mình loại phù hợp thì các bà mẹ mang thai nên chọn những sản phẩm dung dịch vệ sinh chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe và thai nhi, độ PH phù hợp giúp vùng kín khỏe mạnh. Đồng thời chị em nên khám thường xuyên khám bác sĩ để theo dõi mức độ viên nhiễm, mang lại an toàn cho mẹ và con.