Dân đổ xô đi mua kit test về sử dụng, chuyên gia lên tiếng cảnh báo khẩn

Khỏe đẹp 26/02/2022 17:30

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để tránh tình trạng lãng phí, tốn kém tiền của và công sức, người dân chỉ nên thực hiện việc test nhanh khi thấy có các nguy cơ, triệu chứng mắc Covid-19.

Những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội sắp chạm mốc 10.000 ca/ngày khiến nhiều người lo lắng. Vì thế đã có không ít gia đình tìm mua các loại kit test nhanh SARS-CoV-2 để xét nghiệm thường xuyên. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, đây là việc làm lãng phí.

Dân đổ xô đi mua kit test về sử dụng, chuyên gia lên tiếng cảnh báo khẩn - Ảnh 1
Hình: Internet

BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết trên một số trang báo, người dân chỉ nên thực hiện việc test nhanh tại nhà khi có nguy cơ, triệu chứng của Covid. Theo BS Khanh, khi tiếp xúc F0 nhưng nếu luôn giữ khoảng cách an toàn (trên 2m), đeo khẩu trang và không có các triệu chứng như (ho, sốt, khó thở…) thì cũng không cần xét nghiệm.

“Chúng ta phải lắng nghe cơ thể mình để quyết định có cần thiết test nhanh hay không. Ví dụ là một người trẻ, khỏe không có dấu hiệu để bị cảm (như không thức khuya, không đi ra nắng, mắc mưa hoặc không giải thích được bằng các lý do khác gây nên triệu chứng cảm, sốt), lúc này mình nên test nhanh để kiểm tra nguy cơ mắc Covid-19. Việc test nhanh nhiều, không cần thiết sẽ làm mất thời gian và lãng phí”, BS Khanh khẳng định.

Theo các chuyên gia, cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là người dân nên chủ động thực hiện các khuyến cáo 5K, hạn chế đi lại, tụ tập nơi đông người để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Trong trường hợp mình cố gắng phòng chống nhưng vẫn nhiễm thì bình tĩnh theo dõi, điều trị theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

Nếu không may mắc phải Covid-19, người dân thực hiện việc xét nghiệm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Cụ thể, theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà thực hiện test nhanh vào ngày thứ 7. Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin.

Với F1 cần thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 5. Nếu kết quả âm tính, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo. F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin, thực hiện cách ly 7 ngày, thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 7.

Làm thế nào để tăng mức oxy trong máu?

Mức oxy trong máu là một chỉ số quan trọng để theo dõi. Nếu bạn có chỉ số nồng độ oxy trong máu thấp, hãy tham khảo một số cách dưới đây mà bạn có thể thực hiện để giúp tăng lượng oxy.