Dù công khai "cạch mặt" hết làng giải trí, nhưng bà Phương Hằng vẫn phải thừa nhận tên tuổi của 3 nghệ sĩ gạo cội, bà cũng thể hiện sự ngưỡng mộ họ trên sóng livestream của mình.
- Lê Quốc Nam lên tiếng về bài thơ tục tĩu 'đá đểu' bà Nguyễn Phương Hằng khiến dư luận phẫn nộ: 'Mình chưa bao giờ biết né tránh trách nhiệm'
- Vụ bà Nguyễn Phương Hằng, 'trùm giang hồ' Huỳnh Kiến An chỉ ra bất thường: Bà Hằng chỉ 'chiến' với các nghệ sĩ TP.HCM, nghệ sĩ miền Bắc và hải ngoại bất ngờ được 'tha bổng'
Những tranh cãi gay gắt giữa bà Phương Hằng và giới nghệ sĩ càng ngày càng lên đỉnh điểm. Bà chủ Đại Nam công khai chỉ trích hàng loạt nghệ sĩ, bà tuyên bố "cạch mặt" cả giới Vbiz nhưng lại tỏ thái độ kính nể với 3 nghệ sĩ gạo cội.
Cụ thể, nữ đại gia đã dành sự kính trọng và ngưỡng mộ của mình cho một số nghệ sĩ gạo cội: "Đa số NSND, NSƯT như Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Thanh Kim Huệ, v.v… những anh chị lớn rất là được, rất là đàng hoàng, rất là phong cách. Đến bây giờ vẫn còn ấn tượng trong lòng tôi".
Bạch Tuyết (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1945) là nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng, được mệnh danh là "Cải lương chi bảo". Bà cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam, được Nhà nước tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2012, sau nhiều năm cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà với hàng trăm vai diễn lớn nhỏ.
Không chỉ hát cải lương, bà còn là một trong số ít nghệ sĩ có khả năng biên soạn và sáng tác nhạc. Với bút danh Nguyễn Thị Khánh An, bà từng viết hơn 300 bài tân cổ trong đó có thể kể đến Bông hồng cài áo, Thêu áo như lai...
Những năm 60 của thế kỷ 20, sự xuất hiện của thiếu nữ Bạch Tuyết, với giọng ca đầy truyền cảm, đã trở thành một hiện tượng và được báo chí ví von như “một con chim lạ” bay vào làng nghệ thuật. Năm 16 tuổi, nữ nghệ sĩ chính thức bước vào con đường âm nhạc dân tộc. Chỉ trong 5 năm tham gia nghệ thuật, Bạch Tuyết đã trở thành ngôi sao sáng của sân khấu cải lương.
Đối với NSND Bạch Tuyết, cải lương không đơn giản chỉ một loại hình nghệ thuật mà nó còn là bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nên việc truyền lửa cho thế hệ trẻ là điều mà thế hệ đi trước như bà cần phải làm.
NSND Ngọc Giàu
NSND Ngọc Giàu tên đầy đủ là Phong Thị Ngọc Giàu (sinh ngày 13 tháng 7 năm 1945) là nghệ sĩ cải lương, quê gốc ở Huế, được rất nhiều người dân Việt Nam yêu mến. Bà hoạt động ở lĩnh vực cải lương, hài kịch và phim ảnh.
Nghệ sĩ Ngọc Giàu được xem là cây đại thụ của làng cải lương nhờ vào giọng ca ngọt ngào, thanh thoát. Không những vậy bà còn để lại dấu ấn trong lòng khán giả qua nhiều vở cải lương nổi tiếng như Anh hùng xạ điêu, Bông hồng cài áo...
Năm 1960, Ngọc Giàu nhận Giải Thanh Tâm qua vai Điêu Thuyền. Bà là nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm trẻ tuổi nhất, khi mới 15 tuổi. Bà còn nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá khác như Giải Mai vàng, Nghệ sĩ ưu tú và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012.
Danh hài Hoài Linh từng cho biết, anh rất kính nể NS Ngọc Giàu và trân trọng gọi bà là "Má Giàu": “Nể má Giàu là vậy! Hiếm khi nào má đi trễ về sớm, dù mệt cũng xem cho hết tuồng. Hôm nay đứa nào diễn tệ, vào cánh gà má nhắc nhở. Hài kịch có má như có thêm cái gương để anh em trẻ soi mình”.
NSƯT Thanh Kim Huệ
Thanh Kim Huệ tên thật là Bùi Thị Huệ. Bà bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình từ rất sớm. Năm 1969 bà gây dựng sự nghiệp với đoàn hát Hoa Phượng, bà được xem là một trong những cô đào nổi tiếng bậc nhất trên sân khấu cải lương phía Nam vào thời điểm đó.
Với những cống hiến của mình, bà được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Bà hoạt động nghệ thuật đến nay đã hơn 40 năm.
Thanh Kim Huệ được khán giả biết đến trong bản thu kinh điển "Chuyện tình Lan và Điệp". Lúc này cô đào hát chỉ tròn 14 tuổi nhưng đã thể hiện tuyệt vời các cung bậc cảm xúc của nhân vật. Bản thu âm sau đó trở thành đĩa nhạc thành công nhất trong các phiên bản Lan và Điệp.
Những năm 80, Thanh Kim Huệ tiếp tục gây dấu ấn với vai Thị Hến trong vở tuồng "Ngao, Sò, Ốc, Hến". Dù lần đầu vào vai đào lẳng nhưng Thanh Kim Huệ đã diễn rất tròn vai khiến cho cô đi đâu cũng được gọi là Thị Hến.
Nghệ sĩ Thanh Tuấn, từng đánh giá Thanh Kim Huệ là một trong số ít những cô đào có chất giọng kim hiếm có. Nữ nghệ sĩ không tham gia nhiều vở, nhưng các nhân vật của chị đều để lại ấn tượng sâu đậm, trở thành chuẩn mực cho các diễn viên trẻ.
Qua đó có thể thấy, 3 nữ nghệ sĩ nổi tiếng NSND Ngọc Giàu, NSND Bạch Tuyết và NSƯT Thanh Kim Huệ là những "cây đại thụ" của làng cải lương Việt Nam. Họ là những người có cống hiến rất nhiều cho hoạt động nghệ thuật nước nhà và là "tượng đài" trong lòng đại đa số khán giả Việt nhiều thế hệ.