"Đã lâu lắm rồi tôi mới được gặp lại Quyền Linh nên rất vui. Ngày xưa, tôi và Quyền Linh là hai kẻ thù" – đạo diễn Trần Nhật Phong nói.
- Vén màn quá khứ cơ cực của MC Quyền Linh trước khi nổi tiếng và biệt danh thuở nghèo khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng
- Quyền Linh thẳng thắn nhận xét về Ngọc Phước: "Trong nghề này không phải cứ xinh đẹp, trắng trẻo mới thành diễn viên"
Nhắc đến những bộ phim truyền hình vang bóng một thời như Những nẻo đường phù sa, Ba người đàn ông, Bình minh châu thổ,... không thể không nhớ tới đôi tay tài hoa của đạo diễn Trần Ngọc Phong.
Đến nay, gia tài nghệ thuật của anh đã lên đến 10 phim điện ảnh và hàng chục phim ngắn, phim truyền hình nhiều tập. Trần Ngọc Phong cũng là người được Hãng phim Giải phóng chọn mặt gửi vàng thực hiện tác phẩm đặt hàng của nhà nước trong năm 2020.
Mới đây, chương trình Du hành ký ức đã lên sóng, với khách mời là đạo diễn Trần Ngọc Phong. Mở đầu chương trình, đạo diễn Trần Ngọc Phong tỏ ra hào hứng khi gặp lại MC Quyền Linh. Anh nói:
"Đã lâu lắm rồi tôi mới được gặp lại Quyền Linh nên rất vui. Ngày xưa, tôi và Quyền Linh là hai kẻ thù, một bên là mật thám cho địch, một bên là người chiến sĩ cách mạng trong phim. Nhưng hôm nay tôi và Quyền Linh ngồi lại đây chỉ còn là tình anh em".
MC Quyền Linh nghe vậy liền bật cười giới thiệu: "Với giới nghệ sĩ chúng tôi thì không ai xa lạ gì anh Trần Ngọc Phong. Anh Phong là người nghệ sĩ tài ba, biết đủ ca hát, đánh đàn, đóng phim, làm MC, đạo diễn.
Có rất nhiều bộ phim do anh Phong làm đạo diễn không chỉ được giải ở Việt Nam mà còn nhận cả giải quốc tế. Tôi và anh Trần Ngọc Phong có quá nhiều kỷ niệm với nhau".
Sau màn giới thiệu của Quyền Linh, đạo diễn Trần Ngọc Phong chia sẻ: "Cha tôi là người Quảng Bình, mẹ tôi là người Huế. Hai người gặp nhau tại Quảng Bình và sinh tôi cũng tại đó. Tôi lớn lên và học hết cấp 3 ở Quảng Bình rồi mới vào Sài Gòn.
Từ bé tôi đã rất mê phim. Thời thập niên 60, 70, phim điện ảnh thường được chiếu ở các bãi đất trống, ruộng vườn cho mọi người xem, thông qua một cái máy chiếu.
Phim ngày đó chủ yếu là phim Nga, phim Việt Nam. Người ta cầm một cuộn phim đi chiếu lòng vòng các xã nên hư dần và phải cắt nối.
Tôi mê phim nên cứ đi theo đoàn chiếu phim tới khắp mọi nơi. Phim chiếu ở đâu là tôi ngồi ở đó coi. Một bộ phim tôi coi đến cả chục lần, nên nhớ hết tất cả các phim, nhớ từng đoạn phim bị cắt đi nối lại.
Thời đó còn chiến tranh nên chiếu một bộ phim chỉ hơn 1 tiếng mà có thể nghe còi báo động đến 3 lần.
Xung quanh bãi chiếu phim đều có hào giao thông để mọi người chạy vào trốn khi có còi báo động. Tới khi máy bay địch bay qua, mọi người lại quay lại xem phim như thường".
MC Quyền Linh nghe vậy cũng nói thêm về nét văn hóa xem phim ngoài bãi của thế hệ anh: "Đó là ký ức của tất cả thế hệ ngày xưa. Hồi đó ở quê làm gì có rạp chiếu phim, chỉ có đội chiếu phim lưu động của nhà nước đi từng xã chiếu cho mọi người ở bãi đất trống. Đó là một nét văn hóa gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, trong đó có tôi".