Mì tôm, mì gói hay mì ăn liền là một loại đồ ăn nhanh. Chúng đa dạng về hương vị, được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi sự thơm ngon, dễ làm, tiết kiệm thời gian, mì tôm thường được sử dụng để ăn sáng hay thậm chí là thay thế cho bữa ăn chính trong ngày. So với các loại đồ ăn giàu tinh bột khác, lượng calo trong mì tôm cao hơn rất nhiều. Thậm chí còn cao hơn cả so với cơm trắng thông thường. Vậy làm sao để có thể yên tâm thưởng thức món ăn khoái khẩu này mà không sợ bị tăng cân?
- Nhịn ăn để giảm cân nhưng vẫn béo "bền vững" - nguyên nhân do đâu?
- 5 công thức nước chanh giúp giảm cân "thần tốc" mà chị em cần lưu về ngay!
Ăn mì tôm có béo không?
Một người trưởng thành cần 2000 đến 2500 calo. Trong khi đó, một gói mì ăn liền nặng 75g thường cung cấp khoảng 300 đến 350 calo, khoảng 40g chất bột đường, 6,9g đạm, khoảng 13g chất béo. Các chất béo, bột đường, đạm và lượng calo chúng cung cấp cho cơ thể đã được tính toán kỹ lưỡng và không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng cân như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, bạn vẫn có thể tăng cân vù vù. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp phải khi ăn mì tôm khiến bạn tăng cân vù vù:
Khi nấu mì gói, nhiều người có thói quen bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác để bát mỳ thêm hấp dẫn và đầy đủ dưỡng chất, chẳng hạn như các loại thịt cá, trứng, xúc xích, mực, chả, thịt nguội,... Vì thế, dù không mất nhiều công sức nấu nướng, bạn vẫn có những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn mì kèm với quá nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung quá nhiều đạm, khiến lượng calo cung cấp cho cơ thể tăng vượt so với mức cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân.
Để tránh gặp phải tình trạng này, khi nấu mì bạn cần lưu ý chỉ bổ sung thêm một lượng vừa phải các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tốt nhất nên ưu tiên các loại rau củ để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp bạn no lâu hơn, tốt cho hệ tiêu hóa và phòng tránh nguy cơ tăng cân. Hơn nữa, các loại rau củ cũng khiến bát mì của bạn hấp dẫn, dễ ăn hơn rất nhiều.
Ăn uống mất cân bằng, ăn mì tôm trước khi đi ngủ: Nếu không tính toán, rất khó để biết bạn đã tiêu thụ bao nhiêu calo và rất dễ dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều và gây tăng cân. Chẳng hạn, trong một ngày, bạn đã ăn đủ 3 bữa nhưng đến khuya, bạn lại muốn ăn thêm một bát mì tôm. Như vậy, bạn đã dung nạp quá nhiều calo, điều này dẫn tới tích tụ mỡ thừa và gây tăng cân.
Một số nghiên cứu còn cho biết, sau khi đi vào dạ dày khoảng 2 tiếng, mì tôm vẫn chưa được tiêu hóa hết. Vì thế, bạn nên cân đối các bữa ăn trong ngày để cơ thể được cung cấp năng lượng một cách phù hợp nhất. Không nên ăn khuya để tránh tăng cân.
Ăn mì tôm thay cho bữa sáng: Ăn một gói mì tôm với nước sôi là bữa ăn đơn giản và tiện lợi của nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn như vậy, bạn sẽ không cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Đó chính là lý do khiến bạn nhanh đói, mệt mỏi và khó tập trung, thậm chí khiến bạn có xu hướng ăn thêm và vượt quá mức nhu cầu của cơ thể, từ đó gây tăng cân. Tình trạng này kéo dài cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
Ăn nhiều mì tôm, sử dụng thay thế thường xuyên cho bữa chính mà không kết hợp với các loại đạm và rau xanh, lâu ngày cơ thể sẽ bị thiếu chất trầm trọng và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật:
Nóng trong người: Mì tôm được làm từ bột mì và chiên trong dầu nên dễ gây nóng nếu không dùng đúng cách.
Chứa nhiều muối dễ gây cao huyết áp, sỏi thận.
Chứa Phosphate (giúp cải thiện mùi vị thức ăn): khiến người dùng thiếu canxi, dễ bị loãng xương, răng yếu.
Quá trình chiên mì tôm qua dầu ở nhiệt độ cao có thể sản sinh nhiều chất độc hại khác gây nguy cơ ung thư, đẩy nhanh quá trình lão hóa...
Vì thế, nếu ai đó có ý định tăng cân bằng mì tôm thì khá phản khoa học; còn nếu người đang muốn giảm cân muốn dùng mì tôm là một biện pháp thì nên suy nghĩ tới những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kiểm soát lượng mì tôm ăn mỗi bữa
Mì tôm là món ăn ngon, hợp khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng chúng theo kế hoạch ăn uống hợp lí, không được lạm dụng. Ăn quá nhiều mì tôm có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
Bạn không nên ăn mì tôm quá thường xuyên, liên tục. Kết hợp mì tôm với các nguồn tinh bột giàu chất xơ khác. Ví dụ như để cung cấp tinh bột, năng lượng, thay vì ăn mì tôm, bạn có thể thay thế bằng khoai, sắn, yến mạch,…
Mỗi lần ăn mì tôm, bạn không nên ăn quá 2 gói cùng một lúc. Trong 100g mì tôm, có chứa tới 190 calo. Nếu bạn nạp nhiều cùng lúc, sẽ rất dễ dẫn đến tăng cân, béo phì.
Hạn chế sử dụng gói dầu mỡ trong gói mì
Trong mì tôm ăn liền được đóng gói bán sẵn, ngoài vắt mì còn có thêm gói rau gia vị và dầu.
Mì tôm được chiên bằng dầu, do đó, trong chính bản thân chúng đã có chứa một lượng lớn chất béo. Nếu nạp thêm chất béo của gói dầu mỡ, lượng chất béo trong bát mì sẽ tăng lên đáng kể.
Do đó, cách ăn mì tôm không tăng cân là không sử dụng gói dầu trong mì. Hương vị của mì ăn liền cũng không thay đổi đáng kể. Việc này giúp giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể. Nhờ thế hạn chế việc dư thừa chất béo dẫn đến tăng cân.
Chần sơ mì tôm trước khi ăn
Mì tôm, đặc biệt là mì ăn liền thường chứa dầu mỡ do chúng được chế biến bằng phương pháp chiên ngập dầu. Có một cách ăn mì tôm không tăng cân được chị em truyền tai nhau là chần sơ mì tôm trước khi chế biến thành các món khác.
Việc chần sơ mì tôm này thực sự có hiệu quả. Chúng có thể làm giảm bớt đi lượng dầu có sẵn trong vắt mì. Việc chần sơ mì trước khi chế biến không ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Thậm chí chúng còn giúp mì dai, ngon hơn rất nhiều so với cách ăn thông thường.
Bỏ bớt lượng gia vị trong gói gia vị đi
Mì tôm ăn liền thường có sẵn gói gia vị để thêm vào. Tuy nhiên, trong thành phần bột làm bột mì cũng đã có sẵn muối, nếu sử dụng thêm muối trong gói gia vị có thể làm dư thừa muối.
Ăn nhiều muối không tốt cho sức khỏe. Không những làm tăng khả năng béo phì mà còn có hại cho thận, tim mạch. Bạn nên bớt lượng muối có sẵn đi khi ăn mì. Chỉ cần sử dụng khoảng 1/2 lượng gia vị trong gói mì là đã có một bát mì ngon miệng, độ mặn nhạt vừa đủ.
Ăn mì kèm với các loại thực phẩm khác
Mì tôm thông thường có thành phần chủ yếu là tinh bột và chất béo. Nếu bạn chỉ ăn nguyên mì tôm, rất dễ dẫn đến mất cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể. Do đó, mẹo ăn mì tôm không tăng cân, an toàn cho sức khỏe là kết hợp chúng thêm với các loại rau xanh, protein như thịt, trứng, tôm,…
Rau xanh sẽ cung cấp chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Chúng sẽ thúc đẩy cảm giác no, hạn chế cơn thèm ăn, kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể tốt hơn.
Các loại thực phẩm giàu protein cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể. Phát triển cơ bắp, duy trì hoạt động của tế bào.
Hạn chế ăn mì tôm vào ban đêm
Vào đêm muộn, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn. Do đó, bạn nên hạn chế nạp thêm đồ ăn vào thời điểm này, đặc biệt là các loại đồ ăn nhanh, giàu năng lượng.
Việc ăn mì tôm vào ban đêm có thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày. Lượng năng lượng từ mì tôm không được sử dụng ngay mà tích lũy tạo thành mỡ trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây ra tăng cân.
Do đó, bạn chỉ nên ăm mì tôm vào buổi sáng hoặc bữa trưa. Khi ăn, phải kèm với các loại rau xanh, chất đạm để cân bằng dinh dưỡng.