Ngày tết nên ăn gì, chọn món ăn nào và chế độ dinh dưỡng như thế nào cho những ngày tết sắp tới, hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
- Cúng ngày mùng 1 tết nên chuẩn bị những gì?
- Hướng dẫn gói bánh chưng bằng khuôn ngon, chặt và đẹp mắt
Nội dung bài viết
- Chế độ dinh dưỡng cho ngày tết
- Ăn gì trong những ngày tết?
Bên cạnh việc sắm sửa đồ cúng, bánh kẹo, hoa quả, tiền lì xì… thì một trong những mối quan tâm khác của rất nhiều người đó chính là chọn món ăn và chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe trong những ngày tết. Vậy đâu là một thực đơn hợp lý nhất và dinh dưỡng cho những ngày đầu năm này? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Chế độ dinh dưỡng cho ngày tết
Dịp Tết, mọi người có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, thời gian làm việc, lao động chân tay giảm hơn, do đó nhu cầu năng lượng về cơ bản ít hơn so với ngày thường. Nhưng trên thực tế, việc cung cấp năng luợng thì ngược lại, các loại thực phẩm đặc trưng trong dịp Tết lại có năng lượng rất cao, chế độ ăn nhiều đường, nhiều béo, nhiều đạm động vật từ thịt cá, ít rau xanh chính là thủ phạm cho việc tăng cân, gia tăng tái phát bệnh mạn tính.
Đối với người có nguy cơ thừa cân cần lưu ý, bánh chưng, bánh tét là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết nhưng lại là món cung cấp năng lượng rất lớn, một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50g cung cấp khoảng 150kcal, bằng một lưng chén cơm. Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2 - 3 miếng thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể.
Ăn uống trong dịp Tết thường không được điều độ, không đúng bữa, số bữa ăn thường cũng nhiều hơn và là mâm cỗ nên xu hướng nhiều món ăn, trong đó rất nhiều món từ thịt cá, ít món rau, do vậy mức tiêu thụ thịt cá các loại tăng lên rất nhiều so với bữa ăn hàng ngày, dẫn đến khẩu phần ăn mất cân đối. Chế độ dinh dưỡng này rất nguy hại đối với những người mắc bệnh gút, tăng huyết áp,...
Bên cạnh đó, rượu bia cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Chính vì vậy, nếu uống quá nhiều, cứ nâng cốc là phải cạn chén thì nguy cơ đến sức khỏe không hề nhỏ, ngoài nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông, còn có nguy cơ cao đối với các bệnh tim mạch, gút, tăng huyết áp, đái tháo đường,...
Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu đường như bánh, kẹo, nước ngọt,... cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, mà còn làm tăng nguy cơ tăng cân ở người thừa cân béo phì, tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường,... Ở trẻ em, ăn nhiều bánh kẹo ngọt khiến một số trẻ dễ thừa cân béo phì, một số trẻ khác lại làm trẻ mất cảm giác ngon miệng nếu ăn gần bữa chính, một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng sau Tết.
Bởi vậy, để mỗi dịp Tết đến, xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và các thành viên của gia đình: Cần duy trì ăn uống đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm và cân đối các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Đối với người thừa cân béo phì, bị bệnh hoặc có nguy cơ bị các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, gút... cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ điều trị.
Ăn gì trong những ngày tết?
Với đủ các món chính, món khai vị, món tráng miệng hay món ăn để giải quyết đồ thừa, các món ăn dưới đây sẽ giúp bạn chống ngán cho Tết thật hiệu quả!
1. Bún cuốn
Ngày Tết, vấn đề lớn của nhiều gia đình là các món nhiều đạm ít rau gây ngán, thịt luộc nhiều, nhất là thịt gà luộc thì nhà nào cũng dư ít nhất cả 1 con gà. Lúc này, giải pháp là bạn có thể xé nhỏ thịt gà ra dùng trong món bún cuốn này, giải quyết sẽ cực nhanh đấy!
Món bún cuốn này nguyên liệu và cách làm cực đơn giản: bạn chỉ việc thái sợi tất cả các nguyên liệu (dưa chuột, cà rốt chần, trứng rán, giò, thịt) rồi cuốn bánh tráng với bún và xà lách, chấm kèm nước chấm chua ngọt thì bao nhiêu cũng hết đấy!
2. Cóc non ngâm chua ngọt
Nếu không thích ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến tăng cân trong dịp Tết, bạn có thể lựa chọn món cóc non ngâm chua ngọt mời khách tới chơi nhà nhé!
Món này có lẽ bạn sẽ mất thời gian nhất ở khâu gọt cóc bởi dùng cóc non thì gọt lâu mà dùng cóc già thì ăn lại hơi xơ. Nhưng những công đoạn sau đó khá đơn giản: bạn chỉ cần nấu nước sạch với đường rồi pha nước mắm vào cho vừa khẩu vị, sau đó đổ nước này vào hũ đựng cóc cùng ớt trái, ngâm ít nhất 1 ngày là có thể dùng được ngay rồi.
3. Cá chép om dưa
Các cuộc tụ họp, đoàn viên có lẽ là thứ không thể thiếu vào dịp Tết, nhưng lần nào cũng dọn mâm với những món truyền thống gà luộc, nem rán, bánh chưng... thì hẳn người nấu cũng ngán chứ không nói đến người ăn. Hãy thử đổi món một bữa với cá chép om dưa, bạn sẽ lôi kéo các thành viên trong gia đình trở lại với cảm giác ngon miệng thật dễ dàng đấy nhé!
4. Nộm xoài thịt bò
Một bữa cỗ, bữa tiệc muốn ngon không thể thiếu được món khai vị. Những món khai vị nhẹ nhàng với vị chua ngọt dễ ăn sẽ kích thích khẩu vị của cả nhà để mọi người hứng thú hơn với các món tiếp theo.
5. Thạch hoa quả
Háo nước, thèm trái cây là cảm giác thường trực của không ít người trong những ngày Tết, do thói quen ăn nhiều đạm ít rau. Lúc này, món thạch hoa quả thơm mát với toàn các loại trái cây dùng làm món tráng miệng sẽ rất phù hợp trong những ngày này.
Trên đây là tổng hợp một vài món ngon siêu dinh dưỡng, chẳng hề sợ ngấy mà còn đảm bảo sức khỏe cho bạn trong dịp tết này nhé! Đừng để xong những ngày tết là phải giẩm cân cấp tốc nhé, hãy áp dụng những món ăn trên vào thực đơn của gia đình bạn, đảm bảo vừa thơm ngon lại bổ dưỡng, thành viên nào cũng thích mê hết! Chúc các độc giả có một năm mới thật hạnh phúc và dồi dào sức khỏe nhé!