Rau má không chỉ là loại rau thông dụng mà còn có vị thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, khi ăn vào mùa hè, chúng ta cần lưu ý, nhất là 3 nhóm người sau.
- Đây là 4 thực phẩm cực tốt cho trẻ, càng ăn càng thông minh, nhất là loại thứ 3
- Đây là 4 kiểu người nên TRÁNH XA cà chua, vì không cẩn thận có thể gây nguy hiểm
Trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonoid, saccharide, canxi, sắt, magie, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.
Trong y học cổ truyền, rau má được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), bệnh zona, bệnh phong, tả, lỵ, bệnh giang mai, bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn), lao và bệnh sán máng.
Không những vậy, rau má còn dùng để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, bệnh gan (viêm gan), vàng da, lupus đỏ hệ thống (SLE), đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, thiếu máu, tiểu đường và để giúp họ sống lâu hơn.
Lượng dùng rau má cho một ngày của một người bình thường được khuyến cáo nên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má trở lại. Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.
3 nhóm người không nên dùng rau má thường xuyên
Không dùng khi mang thai: Phụ nữ mang thai nên tránh vì khi ăn nhiều và lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra các chất có trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai.
Không ăn khi bị tiểu đường: Việc dùng quá nhiều rau má trong 1 ngày sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt, người bị tiểu đường.
Không ăn khi bị tiêu chảy: Uống rau má khá mát, nhưng nó rất dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, khi cho thêm đường vào nước rau má càng làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng thêm. Vì vậy, để cân bằng, tốt nhất khi uống bạn nên ăn thêm một vài lát gừng tươi.