Lê là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Nhưng loại quả này sẽ trở thành chất gây hại nếu bạn ăn không đúng cách và không phải ai cũng có thể ăn lê thoải mái.
- Ăn quả lê ki ma cần biết để tránh những tác hại này
- Quả lê là loại trái cây thơm ngon nhưng chứa nhiều công dụng 'thần kỳ' mà không phải ai cũng biết
Lê là loại quả hình chuông có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, loại quả này được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Ngoài hương vị thơm ngon, quả lê có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết với cơ thể người. Quả lê cũng có tác dụng chống oxy hóa nhất định, bảo vệ hệ tim mạch, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và điều hòa hệ tiêu hóa.
Trong y học hiện đại, lê tươi chứa nhiều nước, cellulose, glucose, pectin, axit malic, niacin, vitamin, cũng như sắt, canxi, kali và các nguyên tố khoáng chất khác, rất hữu ích cho cơ thể. Đây là loại quả bổ dưỡng giúp bảo vệ gan, thanh lọc phổi, tiêu đờm, tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có những điều cấm kỵ trong cách ăn.
4 thực phẩm không nên ăn kèm với quả lê
Quả lê kỵ rau dền: Nếu sau khi ăn một bữa rau dền và ăn quả lê bạn sẽ bị nôn và rối loạn tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh tiêu hóa nên tránh xa món ăn này cùng nhau.
Quả lê kỵ thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức. Lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Quả lê kỵ củ cải trắng: Bởi Ceton đồng có trong những lê có thể phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
Quả lê kỵ nước nóng: Quả lê không nên dùng chung với nước nóng. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước nóng, một nóng một lạnh kích thích đường tiêu hóa gây tả.
3 đối tượng không nên ăn lê tránh gây hại cho sức khỏe
Người bị tiêu chảy: Lê có tính hàn, có thể làm tăng nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn, gây mất nước, mất cân bằng điện giải. Khi bị tiêu chảy, nên kiêng ăn lê và các loại trái cây có tính lạnh khác. Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm nát. Bổ sung nước, oresol và điện giải (natri, kali) để tránh mất nước.
Người bị đau dạ dày: Lê chứa nhiều axit hữu cơ, có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây ợ chua, đau bụng, khó chịu cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn lê, đặc biệt là khi đói. Nên ăn lê chín, gọt vỏ, bỏ hạt, ăn sau bữa ăn chính. Tránh ăn lê ướp lạnh, lê chua, lê xanh.
Bệnh nhân tiểu đường: Lê chứa hàm lượng đường fructose khá cao (khoảng 9.8g/100g). Người bị tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu nên hạn chế ăn lê, đặc biệt là lê ngọt. Người tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về lượng lê có thể ăn trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường huyết đột ngột. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên để kiểm soát đường huyết ổn định.