Thịt lợn là loại thực phẩm thông dụng giúp cung cấp protein, chất béo và khoáng chất mà cơ thể bạn cần để hoạt động. Tuy nhiên, có một vài bộ phận của lợn cực hại không nên ăn thường xuyên.
- Điểm danh 3 loại hạt tuy nhỏ nhưng có khả giảm mỡ bụng hiệu quả còn giúp ngăn ngừa bệnh tật
- 4 loại nước uống quen thuộc được khuyến cáo không nên uống vào buổi tối, vừa gây mất ngủ lại vừa tăng cân
Thịt lợn là loại thực phẩm thông dụng trong bữa cơm của mọi gia đình. Ăn thịt lợn giúp cung cấp protein, chất béo và khoáng chất mà cơ thể bạn cần để hoạt động. Hơn nữa, thịt lợn rất ngon, dễ chế biến và dễ ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo rằng một số bộ phận của lợn mà bạn nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe.
Óc lợn
Óc lợn được khá nhiều người ưa thích, đặc biệt là khi ăn lẩu. Tuy nhiên, phần này của lợn cũng rất giàu cholesterol, ăn quá nhiều cũng gây ra các triệu chứng như tăng mỡ máu, tạo gánh nặng cho tim mạch và mạch máu não, tích tụ chất béo và dẫn đến tăng cân. Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, vì thế ăn óc lợn thường xuyên thực sự không tốt cho sức khỏe.
Gan lợn
Gan lợn có nhiều vitamin, đặc biệt là chất sắt. Thế nhưng, khi ăn gan cần chú ý không nên ăn quá nhiều vì đây là cơ quan giải độc lớn nhất của con lợn. Thông thường, thức ăn và thuốc đều đi qua gan để giải độc, điều đó khiến gan của lợn tích tụ kim loại nặng, các chất có hại.
Phổi lợn
Phổi lợn là nơi chứa rất vi khuẩn vì đây là nơi trao đổi không khí với bên ngoài. Với đặc điểm là dán mũi xuống đất, lợn có nhiều khả năng tích tụ rất nhiều bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày. Khi ăn phần này, rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên, nếu chế biến sạch và sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều.
Ruột lợn
Ruột lợn là nơi chứa một lượng lớn phân gồm các chủng vi sinh vật và các mầm bệnh nên rất bẩn và không nên ăn thường xuyên. Do đó, khi chế biến bộ phận này cần vệ sinh sạch sẽ dưới nhiệt độ cao để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại.