Kết hợp những thực phẩm này đảm bảo bạn sẽ hạn chế được cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm béo và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ít đi.
- Những loại hạt và lá tưởng chừng chỉ có thể vứt đi lại có công dụng 'thần kỳ' cho sức khỏe
- Phụ nữ sau 40 tuổi vẫn muốn đẹp bên ngoài, khỏe bên trong cần tuân thủ quy tắc '3 nhiều 3 ít'
Quản lý bệnh tiểu đường có thể là một thách thức, đặc biệt là khi kiểm soát cảm giác thèm đường. Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến cảm giác thèm đường, nếu không được kiểm soát đúng cách có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, tin tốt là có nhiều loại thực phẩm bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống của mình để giúp giảm cảm giác thèm đường.
Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm cảm giác thèm đường:
Quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi và quả việt quất chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm đường.
Quả bơ
Chất béo lành mạnh và chất xơ trong bơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm ăn. Những chất béo lành mạnh này cũng thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó và quả hồ trăn rất giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và protein, có thể giúp bạn no lâu và hài lòng, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn đường.
Quế
Quế đã được chứng minh là giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có thể làm giảm cảm giác thèm đường. Uống nước bột quế vào buổi sáng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
Khoai lang
Khoai lang có nhiều chất xơ và vitamin, có thể giúp giảm cảm giác thèm đường và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm và cải thiện độ nhạy insulin, do đó làm giảm cảm giác thèm đường.
Rau bina (rau chân vịt)
Rau bina rất giàu vitamin và khoáng chất như sắt và magie, có thể giúp giảm cảm giác thèm đường và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Những cách kiểm soát cơn thèm đường đơn giản ngoài thực phẩm
Uống nước
Cảm giác khát nước đôi khi bị lẫn lộn với cảm giác đói hoặc cơn thèm ăn, do cảm nhận của cơ thể không phải lúc nào cũng chính xác. Nếu bản thân đột ngột xuất hiện sự thôi thúc, thèm muốn một loại đồ ăn nào đó, việc trước tiên nên làm là đi uống một cốc nước lớn, sau đó đợi trong vài phút. Rất có thể cảm giác ham muốn đó sẽ biến mất, bởi cơ thể thực sự vừa trải qua sự khát nước, cần uống nước, chứ không phải là muốn ăn. Bên cạnh khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, uống đủ nước cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Thay đổi hướng chú ý khi xuất hiện cơn thèm ăn
Khi cơn thèm ăn xuất hiện, hãy thay đổi sự chú ý của bản thân sang hướng khác, chẳng hạn như có thể thực hiện việc đi dạo xung quanh nơi ở, hoặc có thể đi tắm. Sự thay đổi về không gian và hoạt động giúp làm thay đổi suy nghĩ, chú ý, qua đó chuyển hướng tập trung khỏi cơn thèm ăn, nhằm kiểm soát cơn thèm ăn khi nó diễn ra. Một số nghiên cứu còn cho thấy việc nhai kẹo cao su có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn, giảm sự xuất hiện của các cơn thèm ăn.
Tránh việc để cơ thể bị đói
Bị đói là một trong những lý do lớn nhất khiến cơ thể xuất hiện các cơn thèm ăn. Để tránh bị đói, hãy duy trì thực hành một chế độ ăn cân bằng, hợp lí, đồng thời nếu chưa thể kiểm soát được cơn thèm ăn, hãy chọn các thứ đồ ăn lành mạnh. Nếu được ăn uống cân bằng, hợp lí, cơ thể không bị đói thì khả năng xuất hiện các cơn thèm ăn sẽ giảm xuống.
Giảm căng thẳng trong cuộc sống
Căng thẳng tác động tới thói quen ăn uống, gây ra các rối loạn về ăn uống, trong đó bao gồm cả cơn thèm ăn, đặc biệt là ở nữ giới. Do đó, hãy cố gắng giảm căng thẳng, tìm các phương pháp để cân bằng tinh thần và cuộc sống.
Ngủ đủ giấc
Một trong các nguyên nhân gây xuất hiện cơn thèm ăn là do thay đổi nội tiết tố, mà thiếu ngủ đã được chứng minh gây mất cân bằng nội tiết tố, do đó, ngủ đủ giấc là một trong những phương pháp hiệu quả nhất ngăn chặn cơn thèm ăn xuất hiện.