Các người bị bệnh đái tháo đường phải cân nhắc kỹ lưỡng và khó khăn. Nhưng tin vui cho những người này có thể thả ga uống các loại đồ uống dưới đây nhé!
- Lợi ích kì diệu của việc hạn chế sử dụng đường trong cuộc sống mà chúng ta không nên bỏ qua
- Bổ sung ngay các loại thực phẩm bổ ích này để đẩy lùi căn bệnh hen phế quản
Nước ép táo
Táo chứa nhiều pectin, đây là một loại chất xơ hòa tan giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, làm chậm sự hấp thu glucose trong ruột. Ngoài ra, táo còn chứa vitamin B1 giúp ngăn ngừa các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến thần kinh ở nhiều người bệnh đái tháo đường. Nước ép táo thực sự là một trong những thức uống mà người bệnh đái tháo đường nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Trà xanh
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí ĐTĐ và chuyển hóa (Diabetes and Metabolism Journal) chỉ ra lợi ích của trà xanh đối với ĐTĐ và thừa cân, béo phì. Những người uống 6 tách trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 thấp hơn 33% so với những người uống ít hơn hai tách hoặc không uống mỗi tuần. Nghiên cứu tại Đài Loan cũng nhận thấy, những người uống trà xanh trong 10 năm có vòng eo nhỏ hơn và bề dày lớp mỡ dưới da thấp hơn so với những người không uống.
Nguyên nhân là do trong trà xanh hầu như không chứa calo và có rất nhiều chất chống oxy tốt cho cơ thế mà điển hình nhất là 2 chất EGCG và polyphenol. EGCG làm tăng sinh và biệt hóa phân tử mỡ trong tế bào, tăng quá trình oxy hóa chất béo và làm giảm nồng độ glucose trong máu thông qua hoạt động của nó tại đường tiêu hóa.
Nước ép củ cải
Uống nước ép củ cải đường là một trong những cách hiệu quả nhất để làm giảm hội chứng chuyển hóa - yếu tố rủi ro dẫn đến sự tăng vọt các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Các hợp chất có trong củ cải trắng có thể quản lý được sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu. Lời khuyên là nên uống nước ép củ cải đường mỗi ngày một lần.
Trà Latte nóng
Loại trà này có nhiều hương vị, ngọt, béo và thơm phức, sẽ khiến bạn yêu thích ngay khi thử. Một ly trà Latte nóng ở các quán cà phê có thể chứa đến 33g carbohydrate.
Bạn có thể tự pha chế loại thức uống này tại nhà theo công thức: Ngâm 1-2 túi trà trong 240ml sữa hạnh nhân (bạn có thể thay bằng những loại sữa tách béo khác), thêm vào đó một ít quế và tiêu đen để kích thích vị giác. Đây sẽ là một thức uống rất ấm và chứa không tới 1g carbohydrate.
Nước dừa
Nước dừa có 94% nước và hàm lượng calo rất thấp. Ngoài ra, nước dừa còn giàu các khoáng chất như kali, vitamin B, chất điện giải, axit amin, enzym và nhiều loại hormone thực vật. Điều này sẽ giúp làm giảm lượng đường huyết, giữ cho cơ thể luôn dồi dào năng lượng.
Sữa
Nhiều bệnh nhân quan niệm khi mắc ĐTĐ thì không nên uống sữa. Quan điểm này hoàn toàn sai, sữa bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng quan trong như: canxi, magie, kẽm, đồng, sắt, phốt pho…, nhiều vitamin thiết yếu (A, B, C, E, K), các chất béo không no rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng, phòng ngừa loãng xương cũng như kiểm soát đường huyết mà hiện nay các chuyên gia dinh dưỡng đang đặc biệt quan tâm là MUFA và PUFA.
Nhưng lựa chọn loại sữa nào để uống là một vấn đề đau đầu với bệnh nhân ĐTĐ vì trên thị trường có rất nhiều loại sữa. Sữa cho bệnh nhân ĐTĐ phải đảm bảo được nguyên tắc: năng lượng do chất bột đường cung cấp chỉ chiếm từ 45-50%, chỉ số đường huyết GI (Glycemic Index) thấp (< 55%) và giàu chất xơ.
Đậu bắp và nước gừng
Đậu bắp rất giàu chất xơ và vitamin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Tương tự, gừng như một loại thảo mộc có chứa polyphenol cũng có thể làm giảm mức đường huyết, hạn chế một số triệu chứng tiểu đường. Hai thành phần này cũng nên được liệt kê vào danh sách tiểu đường uống gì thì tốt của bệnh nhân. Sử dụng nước ép đậu bắp và gừng mỗi ngày trước bữa sáng và duy trì trong vòng một tháng để mang lại hiệu quả tối ưu.
*Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn