Nhiều chị em thường có thói quen sẽ vớt hết bọt khi nấu ăn, tuy nhiên đừng dại mà vớt bỏ những loại bọt dưới đây vì chúng nhiều dinh dưỡng vô cùng.
- Không muốn tăng nguy cơ cao huyết áp, xuất hiện các biến chứng tim mạch thì tránh ngay 6 món ăn
- Rau mù tạt và tất tần tật lợi ích tuyệt vời dành cho sức khỏe
Cà phê hoặc nước ép trái cây, rau quả
Có nhiều thành phần trong cà phê có thể tạo bọt, chẳng hạn như crema cà phê và bản thân các hạt cà phê mịn cũng có thể tạo bọt. Đối với một số loại cà phê, bọt được tạo ra bằng cách thêm sữa, chẳng hạn như cappuccino, latte...
Bọt tạo ra khi ép nước ép trái cây và rau củ cũng giống như bọt trong cà phê, có nhiều chất nhưng chúng cũng là chất dinh dưỡng trong nước ép trái cây và rau củ, không gây hại cho sức khỏe.
Bọt khi pha trà
Bọt khí xuất hiện khi pha trà cũng là do chất saponin tạo thành. Đặc biệt chất saponin trong trà có tính kháng khuẩn và ức chế sự hấp thụ chất béo, vì thế bạn nên giữ lại lớp bọt khí này vì chúng rất có lợi cho sức khỏe con người.
Bọt sữa đậu nành
Khi chế biến sữa đậu nành, lớp bọt khí này sẽ được tạo ra rất nhiều do hàm lượng saponin dồi dào trong đậu nành.
Saponin có các chức năng sinh học như điều hòa chuyển hóa lipid, giảm cholesterol, chống vi trùng, ức chế khối u, chống huyết khối, điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa. Thế nên, tuyệt đối không nên vớt chúng ra bởi lớp bọt này rất tốt cho sức khỏe.
Bún
Những bọt này dựa trên protein và an toàn để ăn. Cả gạo và bột đều chứa một số protein, một số sẽ hòa tan vào nước để hoạt động như một chất hoạt động bề mặt trong quá trình nấu.
Một số tinh bột trong mì gạo cũng sẽ hòa tan vào nước, làm tăng độ nhớt của nước.