Phụ nữ nếu bị thiếu sắt sẽ nhanh lão hóa, da dẻ kém hồng hào, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tức ngực, giảm khả năng hoạt động...
- Tất tần tật tác hại của mì tôm, ăn liền nhưng... hại từ từ
- Rộ thông tin dùng rau má làm bài thuốc phòng và điều trị COVID-19: Liệu có thực sự "thần thánh" như lời đồn?
Phụ nữ ít khi quan tâm đến lượng sắt trong cơ thể vì không hiểu rõ được vai trò của nó. Thực tế, sắt là một trong những khoáng chất cần thiết bậc nhất. Chức năng chính của sắt là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, cần thiết cho quá trình tạo máu...
Phụ nữ nếu bị thiếu sắt sẽ nhanh lão hóa, da dẻ kém hồng hào, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tức ngực, giảm khả năng hoạt động. Ngoài ra, thiếu hụt sắt cũng là nguyên nhân khởi phát của chứng suy giảm trí nhớ và hệ miễn dịch, tăng nguy cơ sảy thai.
Nhiều người cho rằng các loại thịt đỏ, trong đó có thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Thế nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều thịt đỏ vì sẽ làm gia tăng hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa, gây bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư.
Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt gấp bội dưới đây.
7 món là "cao thủ bơm máu" cho phụ nữ
1. Đậu lăng: Chứa nhiều chất sắt hơn cả một miếng thịt bò
Theo Healthline, một chén đậu lăng chứa nhiều chất sắt hơn cả một miếng thịt bò 224g. Đậu lăng cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, kali và protein tuyệt vời.
Ngoài ra, thành phần tinh bột và chất xơ lành mạnh trong đậu lăng không những giúp bạn giảm cân mà còn góp phần duy trì sức khỏe đường ruột, ổn định môi trường lợi khuẩn đường ruột, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
2. Tiết lợn: 100g tiết chứa 8,7mg sắt
Tiết lợn là món ăn bình dân, không nhiều người biết đến giá trị dinh dưỡng trong chúng. Thực tế, trong 100g tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg chất sắt vì vậy đây được coi là nguồn bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, các bệnh về tim mạch cho phụ nữ.
Tiết lợn được coi là "kho tàng chất sắt" nhưng khi ăn nên nhớ cần hấp tiết chín, không được ăn sống. Đồng thời, không được ăn tiết của lợn ốm, chết; không ăn thịt lợn bệnh, thịt lợn sống...
3. Khoai tây: Giàu sắt gấp 3 lần thịt gà
Một củ khoai tây lớn, chưa gọt vỏ (khoảng 295gram) chứa 3,2mg sắt. Như vậy, khoai tây cũng là thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào, trong đó sắt tập trung nhiều ở phần vỏ. Nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy một củ khoai tây nướng cỡ to sẽ chứa gấp 3 lần lượng sắt so với 84g thịt gà.
Ngoài ra, một phần khoai tây có thể cung cấp đến 46% nhu cầu vitamin C, B6 và kali hàng ngày, giúp bạn tăng cường năng lượng và duy trì hoạt động.
4. Rau chân vịt: Giàu sắt hơn thịt bò
Rau chân vịt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vẫn rất ít calo. Trung bình 3 chén rau bina chứa khoảng 18mg sắt, nhiều hơn cả lượng sắt có trong miếng thịt bò 226g. Bên cạnh đó, rau chân vịt cũng là thực phẩm giàu vitamin C – chất này tăng cường sự hấp thụ của sắt, phòng ngừa lão hóa, cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.
Chất carotenoid (chất chống oxy hóa) có trong rau chân vịt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm, ngăn ngừa các vấn đề về mắt. Khi chế biến rau lá xanh nói chung (trong đó có rau chân vịt), bạn hãy kết hợp với dầu oliu để tăng cường khả năng hấp thụ carotenoid.
5. Hạt bí ngô: 100g chứa 8,8mg sắt
Hạt bí ngô là đồ ăn vặt tiện lợi, chứa nhiều dinh dưỡng. Ít ai biết hạt bí ngô là thực phẩm có hàm lượng chất sắt cao, trung bình 100g hạt bí ngô có đến 8,8mg sắt (49% DV). Đây cũng là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng như vitamin K, kẽm và mangan.
Một phần bí ngô nặng 28gram (1ounce) chứa 40% lượng magie mà cơ thể cần được hấp thụ mỗi ngày, giúp giảm nguy cơ kháng insulin, phòng ngừa bệnh tiểu đường và trầm cảm. Thường xuyên tiêu thụ hạt bí ngô giúp tăng cường sức khỏe tim, ngủ ngon giấc, chống viêm, tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt và thúc đẩy giảm cân.
Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ cũng khuyến nghị nên ăn một phần tư cốc bí ngô (30gram) hàng ngày như một phần của chế độ ăn uống khoa học.
6. Mộc nhĩ: Giàu sắt gấp 7 lần gan lợn
Theo Sohu, mộc nhĩ được đánh giá là nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho cơ thể. Hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cao gấp 20 lần rau cần, gấp 7 lần thịt lợn. Nhờ lượng sắt dồi dào mà mộc nhĩ có công dụng dưỡng huyết, dự phòng thiếu máu.
Ngoài sắt, mộc nhĩ còn chứa nhiều sắt protein, chất béo, vitamin, polysaccharides, khoáng chất – đều là những dưỡng chất cần thiết của cơ thể. Ăn nhiều mộc nhĩ giúp ngăn ngừa đông máu, tăng cường hệ miễn dịch.
7. Rau súp lơ: Chống 8 loại ung thư, mỗi bát chứa 1mg sắt
Bên cạnh tác dụng nổi tiếng là chống 8 loại ung thư, súp lơ còn rất giàu vitamin K và magiê, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin C, A, giúp tăng cường sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Đồng thời, súp lơ cũng rất giàu sắt. Một bát súp lơ xanh nấu chín chứa 1mg sắt. Ngoài ra, loại rau này còn rất giàu vitamin C, tốt cho quá trình sản xuất collagen của da.