3 bộ phận này của tôm vẫn còn đông đảo người Việt yêu thích và ăn hàng ngày, nhưng theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chúng chứa đầy 'độc tố' gây hại cho sức khỏe.
- Một loại quả là “cao thủ cung cấp máu” cho phụ nữ, giàu sắt hơn thịt bò: Giá từ 200.000 đồng/kg tràn ngập chợ mạng
- 9 loại thực phẩm "dọn sạch rác" cơ thể, ăn mỗi ngày giúp máu sạch trong, cả người như trẻ ra chục tuổi
Vỏ tôm
Nhiều người thường cho rằng ăn tôm thì cần phải ăn cả vỏ để giúp chắc khỏe xương vì phần vỏ tôm mới chứa nhiều canxi. Nhưng sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít.
Thành phần chính của vỏ tôm cứng là do chứa chất chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nên khi bạn ăn phần vỏ này vừa không ngon vừa chẳng có chất gì đặc biệt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ phần thịt tôm nên bạn cứ ăn phần thịt của tôm là đủ.
Đầu tôm
Nhiều người cho rằng ăn gì bổ nấy nên ăn đầu và mắt tôm sẽ bổ. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định đây là một nhầm lẫn tai hại. Bởi đầu tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng. Đây là nơi chứa các cơ quan nội tạng như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng... đầu tôm là phần đầu tiên bị phân hủy khi tôm chết. Khi ăn đầu tôm, chúng ta vô tình nạp chất bẩn vào cơ thể và đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn...
Khi ăn tôm, chúng ta nên bỏ đầu và chỉ ăn phần thịt. Quá trình chế biến cần rửa sạch, lấy phần ruột tôm trên sống lưng, nấu chín rồi mới ăn.
Đặc biệt, nếu đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen thì không nên ăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ đen này được gọi là đường tiêu hoá của tôm chứa dạ dày và đại tràng, thường chỉ thấy ở những con tôm to. Bộ phận này không nguy hiểm vì các vi khuẩn đã chết khi tôm được nấu chín. Dù vậy, bạn vẫn nên bỏ đi đường chỉ đen ở lưng tôm trước khi chế biến.