Măng tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như làm giảm huyết áp, ngăn ngừa viêm nhiễm, và tăng cường sức khoẻ đường ruột...
- Dùng bột nghệ tưởng an toàn nhưng không phải: Dùng sai khéo hại cả gan, dạ dày!
- Đi ăn lẩu tuyệt đối đừng gọi 4 món này vừa nhiều chất phụ gia có hại cho sức khỏe, vừa tốn tiền
Măng tây là loại rau giống như ngọn giáo và là thành viên của họ hoa huệ (liliaceace). 80 gam măng tây luộc cung cấp: 21 Kcal / 88 KJ, 2,7g protein, 0,6g chất béo, 1,1g carbohydrate, 1,5g chất xơ, 76mg kali, 311mcg caroten, 138mcg folate, 8 mg vitamin C.
Theo bbcgoodfood, dưới đây là 5 lợi ích "kỳ diệu" của măng tây giúp bạn sống khỏe mỗi ngày.
Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Măng tây hoạt động như một chất tiền sinh học, cung cấp dưỡng chất cho các vi khuẩn có lợi sống trong hệ tiêu hóa, giúp chúng phát triển và tăng số lượng.
Măng tây nấu chín rất hữu ích bởi nó giúp điều hòa hệ tiêu hóa, do đó làm giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá.
Giảm cảm giác nôn nao
Hàm lượng chất xơ và flavonoid có trong măng tây, có thể giảm bớt cảm giác nôn nao trong cơ thể.
Thậm chí, măng tây có thể giúp giảm tổn thương gan do rượu gây ra.
Nguồn folate phong phú
Măng tây rất giàu folate, một loại vitamin quan trọng để tạo ra các tế bào hồng cầu và phân chia tế bào.
Folate là chất dinh dưỡng thiết yếu trong thai kỳ vì nó cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và bảo vệ chống lại các khuyết tật ống thần kinh bao gồm tật nứt đốt sống.
Ngăn ngừa viêm nhiễm
Măng tây không chỉ giàu vitamin như vitamin C và E mà còn chứa các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol.
Các vi chất này có tác dụng chống viêm, và đó là lý do tại sao bổ sung măng tây vào chế độ ăn có thể ngăn ngừa viêm nhiễm.
Giúp giảm huyết áp
Măng tây là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Một nghiên cứu cho thấy, tăng lượng kali và giảm muối có tác động tích cực đến người bị bệnh huyết áp cao.
Cách sơ chế măng tây
Nên lựa chọn những cây còn tươi ngon, phần thân đầy đặn và không bị phai màu. Ngoài ra, hãy kiểm tra thật kĩ phần gốc măng tây và tránh chọn những cây có dấu hiệu bị khô héo hay nhăn nheo.
Để sơ chế măng tây thì đầu tiên cần rửa thật sạch măng với nước nhiều lần và cắt bỏ đi phần gốc già, giữ lại phần đầu măng rất non và mềm.
Ngoài ra, có thể tận dụng phần gốc măng bị cắt bỏ để mang đi nấu nước uống giải nhiệt cơ thể.
Măng tây có an toàn với tất cả mọi người không?
Măng tây chứa nhiều purin, hợp chất làm tăng sản xuất axit uric của cơ thể và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân bị sỏi thận và bệnh gút.
Do đó, măng tây không thích hợp với người bị sỏi thận và bệnh gút.
Măng tây có thể gây dị ứng, đầy hơi và trúng gió với những người không quen với chất xơ trong măng tây.
Măng tây cũng làm cho nước tiểu có mùi khác lạ. Điều này là do măng tây có chứa một hợp chất gọi là axit asparaguisic được phân hủy thành các hợp chất chứa lưu huỳnh, có mùi nặng.