Cải thảo là loại rau chứa nhiều vitamin và dưỡng chất. Chúng được dùng để nấu canh, xào hay muối chua đều rất ngon. Mặc dù là loại rau chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai hay loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp được với chúng. Những lưu ý khi ăn cải thảo là gì?
- Có nên rửa sạch chuối trước khi ăn, câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi trả lời!
- Có thèm đến mấy những nhóm người sau cũng tuyệt đối không được đụng đến "vua trái cây" - sầu riêng
Tác dụng của rau cải thảo với sức khỏe
Cải thảo là loại rau quen thuộc trong các bữa cơm gia đình bởi nó chứa nhiều dưỡng chất tăng cường sức khỏe.
Ngăn ngừa rối loạn tim mạch
Cải thảo chứa lượng đáng kể vitamin B9, là công cụ chính để cải thiện hoạt động của tim. Loại vitamin này giúp loại bỏ homocysteine - là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim, đồng thời cũng kiểm soát mức độ lắng đọng của cholesterol trong tim, do đó đảm bảo tránh được các rối loạn hệ thống tim mạch.
Tốt cho não bộ
Cải thảo được gọi là “thực phẩm cho não” vì hàm lượng đồng trong loại rau này chiếm 11,67% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Tiêu thụ thực phẩm giàu đồng không chỉ giúp kích thích các quá trình suy nghĩ mà còn duy trì khả năng hoạt động trí óc sáng suốt và thúc đẩy tư duy vượt trội.
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Thường xuyên bổ sung cải thảo trong thực đơn ăn uống sẽ giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như tăng huyết áp, chóng mặt, thay đổi tâm trạng,… nhờ vào hàm lượng sắt cao trong loại rau này.
Điều trị cảm lạnh thông thường
Cải thảo là nguồn cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và ho. Ngoài ra, vitamin C còn làm tăng tốc độ hấp thụ sắt, từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại nhiễm trùng và chống lại virus có hại.
Điều trị rối loạn cảm xúc
Hàm lượng vitamin B6 trong cải thảo có khả năng đối phó với một số chứng rối loạn cảm xúc. Sự thiếu hụt vitamin này có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và làm mất cân bằng mức độ của các hormone, dẫn đến rối loạn cảm xúc. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 là điều cần thiết để kiểm soát hormone và điều trị rối loạn cảm xúc.
Giúp xương và răng chắc khỏe
Trong 100g cải thảo chứa 21mg phốt pho và 32mg canxi, tương đương 3% và 3,2% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Nhờ đó mà khi tiêu thụ cải thảo thường xuyên sẽ giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, sâu răng cũng như các vấn đề về nướu.
Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Những người bị hen suyễn mãn tính có thể bình thường hóa hơi thở của họ với sự trợ giúp của chất bổ sung magiê để thư giãn cơ phế quản và điều hòa nhịp thở. May mắn thay, cải thảo giàu hàm lượng magiê và đây chính là một trong những lựa chọn tốt nhất để cải thiện tình trạng hen suyễn.
Những người không nên ăn cải thảo
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có những người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này.
Người có bệnh về tiêu hóa
Cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người cơ địa lạnh nếu ăn nhiều sẽ gặp gây lạnh bụng, tiêu chảy. Người đường tiêu hóa kém cũng khó tiêu hóa lượng lớn chất xơ thô của cải thảo nếu ăn nhiều.
Người bị táo bón
Với người đang bị táo bón, đi tiểu ít, nếu ăn cải thảo sống, cải thảo muối, cải thảo được làm thành kim chi sẽ khiến tình trạng táo bón càng thêm nghiêm trọng. Nếu muốn ăn cải thảo, có thể nấu chín thành các món xào, canh sẽ dễ tiêu hóa hơn.
Người bị đau dạ dày
Cải thảo khi ăn sống, muối chua dễ gây đầy bụng, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày không nên ăn sống mà hãy nấu chín cải thảo trước khi ăn để tốt cho sức khỏe, không gây đầy bụng.
Người đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai hay bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng không nên ăn nhiều cải thảo. Nếu ăn nhiều sẽ bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên, nặng hơn, không tốt cho sức khỏe của chính mình và thai nhi. Chỉ ăn lượng vừa đủ và ăn cải thảo nấu chín. Nếu khi ăn cải thảo có các dấu hiệu khó tiêu, dị ứng, trào ngược dạ dày nên ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.
Những lưu ý khi ăn cải thảo
Không nên ăn cải thảo sống
Lưu ý khi ăn cải thảo đầu tiên bạn cần lưu ý là không nên ăn cải thảo sống. Cải thảo là loại rau chứa lượng lớn chất xơ, khá khó tiêu.
Nếu hệ tiêu hóa đang khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả thì việc tiêu hóa cải thảo không có gì là khó khăn. Nhưng nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa thì chúng có thể khiến tình trạng trở nặng hơn. Cải thảo sống dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên nấu chín chúng trước khi ăn. Các món canh, xào hay luộc đều được, hạn chế món dưa muối, kim chi với cải thảo.
Rửa sạch cải thảo trước khi sử dụng
Nhiều người cho rằng, phần lõi của cải thảo được bọc bởi nhiều lớp lá nên sạch. Do đó, chỉ cần bóc bỏ lớp lá ngoài đi là có thể sử dụng được ngay mà không cần sử dụng. Điều này là sai lầm rất nghiêm trọng.
Thực tế, cải thảo cần quá trình dài tới 2-3 tháng để phát triển phần lõi. Lượng phân bón, thuốc trừ sâu được sử dụng trong giai đoạn này vẫn ngấm vào bên trong cải thảo. Vi khuẩn, chất bảo vệ thực vật sẽ tồn lại rất lâu ở bên trong cải thảo. Nếu bạn không rửa kĩ trước khi ăn sẽ không an toàn cho sức khỏe.
Cách tốt nhất là tách từng bẹ lá cải thảo và rửa sạch chúng với nước.
Hạn chế nấu cải thảo nhiều lần, ăn cải thảo đã để lâu
Lưu ý khi ăn cải thảo dưới đây bạn cần đặc biệt chú ý. Cải thảo sau khi để lâu, nấu chín nhiều lần sẽ sản sinh ra nitrit. Nitrit là một chất kết hợp với hemoglobin trong cơ thể khiến cơ thể bị thiếu oxy. Từ đó, gây ra triệu chứng ngộ độc, khó thở, nôn mửa và tê liệt. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cải thảo chỉ nên nấu chín trong khoảng 20-30 giây. Nếu nấu quá lâu, cải thảo sẽ bị mềm nhũn. Vừa làm giảm đi hương vị của chúng, vừa làm mất đi dinh dưỡng.
Ngoài ra, cải thảo kị với các đồ dùng bằng đồng. Đồ đồng có thể phá hủy axit ascorbic có trong cải thảo, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của chúng.