Trẻ sơ sinh không chịu ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nắm rõ được nguyên nhân ở bé mẹ sẽ có hướng xử trí chính xác.
- Con 7 tuổi có kinh nguyệt, tương lai chỉ cao 1m5, mẹ khóc òa vì do bật đèn khi ngủ
- Luyện cho bé cưng nhà bạn chịu ngủ trưa
Giấc ngủ giúp trẻ nhỏ duy trì sức khỏe ổn định, song tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều gia đình. Vậy cha mẹ cần làm gì để con có thể ngủ ngon đúng giờ giấc?
Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh không chịu ngủ
Theo bộ y tế khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh từ 1 - 6 tháng tuổi, thời gian ngủ đêm phải đáp ứng từ 8 - 9 tiếng.
Mẹ cần căn cứ vào nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu ngủ để từ đó có thể thực hiện một số giải pháp dưới đây giúp trẻ ngủ đủ giấc:
1. Do trẻ không được bú no
Nguyên nhân: Việc được ăn no, ăn đúng bữa cũng tác động đến giấc ngủ của trẻ, mẹ cần đảm bảo chế độ bú mớm hằng ngày đúng mức, nếu không cũng có thể làm trẻ khó ngủ.
Không nên cho trẻ đói sẽ gây mất ngủ nhưng bú quá no bé cũng sẽ bị bị trớ hoặc cảm thấy khó tiêu hóa khi ngủ.
Cách xử lý: Cho trẻ ăn no trước khi ngủ, cho trẻ ăn no trước khi ngủ vô cùng quan trọng để giúp trẻ có giấc ngủ ngon. Khi trẻ được ăn no, trẻ sẽ được ngủ ngon và không giật mình tỉnh giấc vì đói. Vì thế trước khi cho trẻ ngủ các mẹ cần cho trẻ ăn no để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Khi trẻ đi vào giấc ngủ mẹ có thể ôm bé cho tới khi bé ngủ say thì mới đặt bé xuống để tránh trường hợp bé giật mình tỉnh giấc. Hạn chế tấ cả các loại âm thanh có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
2. Môi trường ngủ của trẻ sơ sinh
Nguyên nhân: Trẻ sơ sinh phải được ngủ trong phòng thông thoáng, không nên mặc hoặc quấn khăn quá nhiều khiến trẻ bị nóng. Nếu thân nhiệt của trẻ tăng sẽ gây ra tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ hoặc ngủ không yên giấc.
Cách xử lý: Để cho trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon, mẹ hãy tạo cho trẻ một không gian ngủ thoải mái. Tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, để làm được điều này các mẹ cần có một không gian lý tưởng, thật yên tĩnh để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mẹ có thể massage cho trẻ, cho trẻ uống sữa. Mỗi ngày mẹ lặp đi lặp lại cách cho bé ngủ sẽ tạo thành thói quen cho trẻ. Và khi trẻ cảm nhận được những việc mẹ làm là trẻ biết được rằng đã đến giờ trẻ đi ngủ.
3. Do trẻ sơ sinh không được nằm trong lòng bố mẹ
Nguyên nhân: Với trẻ sơ sinh, việc tiếp xúc và vỗ về da thịt từ bố mẹ rất quan trọng là nhu cầu cực kỳ quan trọng. Khi nằm trong lòng bố mẹ, trẻ sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên, vì vậy bố mẹ nên cố gắng đáp ứng nhu cầu tâm lý này cả trẻ.
Song bố mẹ vẫn cần cân nhắc khi vỗ về em bé, chỉ nên chiều chuộng ở mức độ vừa phải, nếu lúc nào cũng bế em bé trên tay sẽ sớm tạo nên thói quen không tốt cho trẻ.
Cách xử lý: Để bé ngủ chung giường với mẹ, việc ngủ chung giường với mẹ sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Khi ngủ cùng với trẻ sẽ tạo sự gắn kết thêm tình yêu thương giữa mẹ và bé. Mặt khác, ngủ chung giường với bé sẽ giúp mẹ tiện lợi trong việc chăm sóc bé hơn. Khi bé đòi bú hay thay tã đều rất thuận tiện.
Đặc biệt, khi ngủ chung với mẹ trẻ sẽ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn vì có hơi ấm của mẹ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên đặt trẻ trong nôi và để ngay cạnh giường bố mẹ để đảm bảo sức khỏe cho bé tốt nhất.
4. Trẻ bị gây chú ý hoặc kích thích mạnh
Nguyên nhân: Nếu trước khi đến giờ ngủ mà thần kinh bé bị kích thích hoặc hưng phấn thì sẽ khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn. Đôi khi cũng có thể do bé quá mệt mỏi, bỏ lỡ giấc ngủ ngắn trong ngày sẽ làm rối loạn chu kì giấc ngủ của bé, kết quả là trẻ sơ sinh không chịu ngủ, ngủ ít hoặc hay thức giấc.
Cách xử trí: Mẹ cần chú ý để bé tránh những trò chơi mạnh và ồn ào, tránh những thiết bị như tivi, đài, máy tính hay bất kì đồ chơi nào gây sự kích thích bé trước giờ đi ngủ.
5. Trẻ có thói quen chuyển động
Nguyên nhân: Ngay từ trong bụng mẹ các em bé vẫn luôn thích được chuyển động và kể cả khi sinh ra. Việc cử động hay chuyển động sẽ giúp phát triển các cơ bắp, tăng sự trao đổi chất mà nó còn giúp giảm sự kích thích thần kinh và làm giảm sự căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.Đôi khi nó là phản xạ chứ không phải do ý muốn của trẻ.
Giải pháp: Nếu trẻ muốn di chuyển trước khi đi ngủ, mẹ hãy cứ để trẻ di chuyển. Sau khi mệt, trẻ sẽ tự động buồn ngủ và ngủ ngon hơn.
6. Do bé mọc răng
Nguyên nhân: Răng mọc lên khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vì thế trẻ sẽ ngủ ngắn hơn, ngủ ít hơn. Không chỉ dừng lại ở việc trẻ sơ sinh quấy đêm không chịu ngủ, một số trẻ mọc răng còn bị sốt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc sốt phát ban.
Cách xử trí: Mẹ có thể chườm khăn lạnh lên chiếc răng để làm dịu cơn đau nhức, đặt núm vú giả vào tủ lạnh rồi cho trẻ ngậm (chú ý không quá lạnh). Cho trẻ nhai một cái gì đó mát mát.
7. Con đang tập bò, lẫy
Nguyên nhân: Trong trường hợp bé thức dậy giữa giấc không khóc nhưng muốn chơi và hóng chuyện thì có thể là lý do. Đơn giản là bé mong muốn được thực hành hoặc rèn luyện những kĩ năng đã học được vào ban ngày như tập bò, đi bộ, tập nói hoặc tương tác với người thân,…
Cách xử trí: Mẹ hãy cho trẻ phát triển một cách tự nhiên theo cách em bé muốn. Sau khi chơi với trẻ, hãy bình tĩnh ru bé đi ngủ tiếp.
8. Con muốn thay đổi thói quen
Nguyên nhân: Nếu mẹ thấy con đột nhiên không chịu ngủ, hoặc thức dậy sớm hơn, ngủ muộn hơn, muốn thay đổi thói quen trước đó.
Giải pháp: Trong trường hợp này mẹ nên thay đổi lịch trình ngủ của bé. Những giấc ngủ ngắn và giấc ngủ dài sẽ xen kẽ nhau trong ngày kết hợp với các hoạt động khác như ăn, tắm, vệ sinh, vui chơi . Mỗi đứa trẻ đều có lịch trình không giống nhau. Tùy vào bé nhà mình, bạn sẽ thiết kế thời khóa biểu sao cho phù hợp.
Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh giữa đứa trẻ này với đứa trẻ khác. Nếu mẹ cảm thấy quá lo lắng về việc con mình thiếu ngủ hoặc trẻ sơ sinh không chịu ngủ hãy tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế.