Trong bản báo cáo mới đây nhất, AAP kêu gọi các bậc phụ huynh cần nâng cao nhận thức về mối nguy hại của các chất độc hại có trong đồ nhựa đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt khi hâm nóng thức ăn của trẻ bằng bát nhựa trong lò vi sóng.
- Jack Ma khẳng định, nếu không để trẻ làm việc này, 30 năm sau khó có thể tìm được việc làm
- Làm gì khi trẻ bị "ngón tay lò xo"?
Lò vi sóng là thiết bị phổ biến trong căn bếp của mỗi gia đình. Các bậc cha mẹ sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian kha khá nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của lò vi sóng trong việc đun nấu và làm nóng thức ăn cho bé. Thế nhưng các chuyên gia Nhi khoa thuộc Học viện Nhi khoa Hoa Kì (AAP - American Academy of Pediatrics) mới đây công bố bản báo cáo mới kêu gọi các bậc phụ huynh cần nâng cao nhận thức về mối nguy hại của các chất độc hại có thể hòa lẫn vào đồ ăn của bé trong quá trình làm nóng bằng lò vi sóng hay các thiết bị làm nóng khác. Đơn giản là vì khi dựng đồ ăn, thức uống của bé vào đồ nhựa và đặt trong lò vi sóng, nhiệt trong lò có thể làm cho lớp nhựa bọc thực phẩm bị chảy ra và rò rỉ chất BPA và phthalates lẫn vào trong thức ăn của bé.
Trên thực tế một số chất phụ gia được đưa trực tiếp vào thực phẩm, trong khi các chất phụ gia gián tiếp lại xuất hiện dưới dạng hóa chất từ nhựa, keo, thuốc nhuộm, giấy, bìa cứng và các loại chất khác nhau được sử dụng để chế biến và đóng gói thực phẩm cho trẻ, tất nhiên các hóa chất này sẽ phôi ra trong quá trình hâm nóng thức ăn, sữa và hòa lẫn với đồ ăn cho trẻ.
Các chuyên gia đã xem xét một số nghiên cứu và xác định rằng các loại hóa chất được tìm thấy trong chất tạo màu thực phẩm, chất bảo quản và vật liệu đóng gói có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như bisphenol, phthalates, perchlorate, perfluoroalkyl, nitrat. Đây là các chất phụ gia gián tiếp thường được tìm thấy trong chế biến và đóng gói thực phẩm, có thể đặc biệt nguy hại đối sức khỏe của các bé.
Cụ thể một số chất phụ gia thực phẩm có thể tác động tới khả năng sản xuất các hormone, kích thích tố tăng trưởng và sự phát triển chung của trẻ. Một số chất còn có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, và theo số liệu của các Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật (Mỹ), từ những năm 70 trở lại đây, số lượng trẻ bị béo phì đã tăng gấp 3 lần, cứ 5 trẻ trong độ tuổi 6 đến 9 thì có 1 trẻ béo phì. Ngoài ra, những nguy cơ gây bệnh cho trẻ khi sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất, chất phụ gia độc hại có thể kể đến như các bệnh về tim mạch, ảnh hưởng tới sự phát triển ở cơ quan sinh dục, làm gián đoạn chức năng tuyến giáp, phát triển trí não, các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, ung thư đường tiêu hóa và hệ thần kinh.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng cực kỳ dễ bị tác động bởi các hóa chất trong thực phẩm, một phần là vì các em ăn nhiều thức ăn hơn người lớn. Đáng kể hơn là sự trao đổi chất trong cơ thể trẻ và các hệ sinh học cơ bản của cơ thể trẻ vẫn còn non nớt và đang trong quá trình phát triển, vì thế những rối loạn nội tiết có thể gây ra những hậu quả lâu dài.
Tiến sĩ Leonardo Trasande, chuyên gia Y tế môi trường, tác giả chính chịu trách nhiệm báo cáo của AAP cho biết: "Hiện nay, quy trình kiểm soát hàng nhựa sau khi được phê duyệt bán ra thị trường còn nhiều hạn chế. Còn khá nhiều điểm yếu quan trọng trong quá trình quản lý hàm lượng các hóa chất phụ gia thực phẩm hiện nay, và nó không đủ để đảm bảo tất cả các loại hóa chất phụ gia đó là an toàn khi trở thành một phần trong chế độ ăn của mỗi gia đình. Với cương vị là những y bác sĩ nhi khoa, chúng tôi đang nhận thấy có khá nhiều khoảng trống trong dữ liệu về những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do tiếp xúc hoặc ăn phải các loại hóa chất, chất phụ gia này."
Để giúp các bậc cha mẹ có ý thức tốt hơn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, các chuyên gia trong AAP đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể để nhằm hạn chế tối thiểu sự tiếp xúc và mức độ trẻ bị nhiễm hóa chất, chất phụ gia như sau:
- Mua và cho trẻ ăn thực phẩm, hoa quả, trái cây tươi, mới.
- Tránh sử dụng thịt đã qua chế biến, đặc biệt là trong thời gian mang thai.
- Không chế biến, hâm nóng thức ăn, sữa của trẻ với hộp đựng bằng nhựa, đặc biệt trong lò vi sóng.
- Sử dụng các đồ đựng thay thế bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ.
- Tránh dùng đồ dùng bằng nhựa tái chế có mã 3-6-7 trừ khi chúng được dán nhãn "biobased" (đã được chứng nhận hữu cơ) hoặc "greenware" (không có hại cho môi trường).
- Rửa tay trước và sau khi chế biến đồ ăn thức uống, rửa sạch những loại rau, quả ăn sống và không gọt vỏ.