Theo thực tế điều tra thống kê có đến hơn phân nửa số trẻ em ngủ không đủ giấc. Điều này đem đến nhiều tác hại vô cùng và các bậc cha mẹ thực sự cần quan tâm hơn nữa.
- Đến tuổi này cha mẹ nhất định phải cho bé ra ngủ riêng, nếu không muốn con mình chậm phát triển
- "Tuyệt chiêu" giúp bé ngủ trưa nhanh trong vòng một nốt nhạc, mẹ nào cũng nên biết để nhàn hạ hơn
Tác dụng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người:
Ngủ được xem là "nguồn dinh dưỡng" hữu hiệu và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mỗi người. Trước hết, ngủ đủ giấc và có chất lượng sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng, giúp các cơ quan phát triển tối ưu để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thuận lợi, có hiệu quả.
Ngoài ra, khi bạn duy trì giấc ngủ khoa học còn khiến cho tinh thần sảng khoái, thúc đẩy trí tuệ phát triển và phát huy sức sáng tạo của bạn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đây là giai đoạn để trẻ phát triển và hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy tác dụng của giấc ngủ vô cùng quan trọng với trẻ.
4 ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ ngủ không đủ giấc
1. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển
Chiều cao của con người ngoài yếu tố di truyền còn chịu tác động của các nhân tố "hậu thiên", trong đó quan trọng nhất chính là các hóc môn sinh trưởng. Tác dụng của nó chính là thúc đẩy hệ xương phát triển.
Ban ngày hóc môn sinh trưởng cũng tiết ra nhưng tương đối ít, và vào ban đêm mới là thời kỳ đỉnh cao sản sinh hóc môn này. Đặc biệt trong giấc ngủ, hóc môn sinh trưởng càng tiết ra thịnh vượng hơn.
Do vậy, nếu trẻ ngủ quá muộn hoặc giấc ngủ không sâu, dẫn đến tình trạng dù ngủ sớm cũng không được xem là ngủ đủ giấc thì sẽ dẫn đến hóc môn sinh trưởng bị giảm đi, ảnh hưởng chế quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ.
2. Ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch
Thông qua hoạt động thể lực cả một ngày thì giấc ngủ trong đêm chính là lúc để cơ thể bổ sung năng lượng, phục hồi các chức năng và nhất là tăng cường sức đề kháng. Nếu trẻ ngủ không đủ giấc trong thời gian dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, gây nhiều áp lực cho cơ thể và trẻ dễ bị bệnh.
3. Ảnh hưởng đến tư duy não bộ
Khi giấc ngủ không đảm bảo chất và lượng thì tinh thần trẻ dễ biến đổi thất thường, hay cáu gắt hoặc trầm cảm, trí nhớ giảm xuống và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tư duy của bộ não. Thậm chí nếu mẹ không kịp thời cải thiện tình trạng ngủ thì sức tập trung của trẻ sẽ dễ bị phân tán, thần kinh suy nhược và càng khó điều trị hơn.
4. Ảnh hưởng đến sắc diện và tình trạng da
Ngoài vấn đề sức khỏe thì diện mạo cũng dễ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Khi tình trạng ngủ không đủ giấc kéo dài, làn da của trẻ sẽ trở nên rất kém. Da có thể sần sùi hay yếu ớt, dễ mẫn cảm hơn bình thường.
Trẻ không được đảm bảo về giấc ngủ sẽ khiến mạch máu ở lỗ chân lông tắc nghẽn, da không có đủ dinh dưỡng và sự nghỉ ngơi cần thiết nên ngày càng xấu đi.
Mẹ cần chú ý gì để phán đoán trẻ có ngủ đủ giấc hay không?
Quan sát khí sắc trên khuôn mặt của trẻ
Nếu mẹ phát hiện trẻ có biểu hiện như tinh thần suy nhược, không có sức sống và lười vận động, công thêm mắt có quầng đen v.v… thì có thể đây là tín hiệu giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo tốt.
Cảm nhận tính khí, tính cách của trẻ có thay đổi bất thường hay không?
Nếu mỗi buổi sáng mẹ phải rất vất vả để đánh thức trẻ dậy và trẻ dễ cáu gắt, khóc quấy, có thái độ phản kháng mạnh mẽ thì có thể là do trẻ ngủ không đủ giấc. Lúc này bố mẹ không nên tỏ thái độ bực dọc hay la mắng trẻ, bạn cần nhẹ nhàng giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và có biện pháp cải thiện giấc ngủ cho trẻ.