Trẻ 'nổi loạn' là một giai đoạn trong quá trình phát triển gây nhiều 'phiền toái' cho cha mẹ của chúng, điều cha mẹ cần quan tâm nhất là làm sao để chúng đừng trở nên xa cách chỉ vì cách dạy dỗ sai của bản thân.
- 3 kiểu "bạo lực ngôn ngữ" này dễ đẩy con vào tình trạng xấu, cha mẹ nên thay đổi trước khi quá muộn
- 7 thứ bố mẹ càng mạnh tay "chịu chi" bao nhiêu, tương lai con càng thành công rực rỡ bấy nhiêu
Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao các con của mình khi còn nhỏ rất thân thiết với cha mẹ, nhưng khi lớn hơn một chút lại 'nổi loạn', không chịu nghe lời? Đây thực sự là một vấn đề mà hầu như các bậc cha mẹ đều sẽ gặp phải sau này. Nếu bạn đang lo lắng hoặc đang rơi vào tình huống như vậy, những gợi ý dưới đây sẽ phần nào gỡ khúc mắc của mọi người.
1. Dành thời gian cho trẻ
Khi có một vấn đề nào đó xảy ra, cha mẹ nên ngồi xuống ngang bằng với tầm mắt của con mình rồi mới nói chuyện. Bằng cách này, cha mẹ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng, bình đẳng và nhìn mọi thứ dưới độ của con mình.
Trẻ muốn hỏi han, muốn bầu bạn, nhưng cha mẹ luôn nói bận để phớt lờ nhu cầu của con mình. Dần dần, trẻ sẽ không muốn làm phiền cha mẹ nữa, đến một ngày nào đó họ sẽ nhận ra con cách dường như có khoảng cách với mình.
Chen Meiling, một tiến sĩ giáo dục ở Trung Quốc từng chia sẻ kinh nghiệm của mình rằng: "Khi con thắc mắc, tôi sẽ không bao giờ nói đợi mẹ 1 phút. Nhưng đôi khi khi tôi đang nấu ăn, nó sẽ đến gần và hỏi: Mẹ ơi, tại sao bầu trời lại xanh? Lúc này, tôi sẽ tắt bếp và nói rằng: Câu hỏi hay đấy, lát nữa mẹ và con sẽ tìm câu trả lời nhé".
Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng nên dừng lại và xem xét mọi vấn đề của con cái một cách nghiêm túc.
2. Tôn trọng nỗ lực của trẻ
Khi trẻ cố gắng giúp cha mẹ một số việc hoặc việc nhà nhưng không thành công, cha mẹ không nên từ chối hoặc làm thay.
"Nhà mình có người giúp việc, để mẹ làm thì tốt hơn. Con mau đi chỗ khác đi". Đây là câu nói cha mẹ không nên nói với con mình.
Con cái cũng là một phần của gia đình và cần có trách nhiệm đóng góp cho gia đình. Điều cha mẹ phải làm là nhìn thấy những nỗ lực của trẻ, thừa nhận rằng việc chúng đang làm là khó khăn. Việc kiên nhẫn dạy trẻ cách giúp đỡ mọi người sẽ giúp chúng có đủ can đảm để dám thử.
Thay vào đó, cha mẹ có thể nói rằng: "Mẹ rất vui vì con đã biết giúp đỡ mẹ".
Nếu thành công, đứa trẻ sẽ cảm thấy tự hào về mình vì mình đã thành công ở một việc mà ngay cả cha mẹ cũng thấy khó khăn. Nếu thất bại, trẻ sẽ không cảm thấy mình vô dụng vì mọi việc không hề dễ dàng và trẻ có thể cố gắng hơn nữa vào lần sau.
3. Thấu hiểu con mình
Nhịp độ sinh học của trẻ em khác với người lớn, chúng làm mọi việc chậm hơn vì khả năng còn hạn chế. Tuy nhiên, một số cha mẹ thường hay hối thúc con mình với những câu như "sao con dọn đồ đạc mãi mà không xong thế", "nhanh lên con, sắp muộn học rồi". Cha mẹ càng thúc giục, con càng chậm chạp.
Tốt hơn nên bắt đầu từ những việc trẻ dễ làm và thích làm hơn, đồng thời sử dụng câu hỏi thay vì mệnh lệnh để kích thích tính chủ động, trẻ sẽ sẵn sàng hợp tác hơn.
Ví dụ, khi dẫn con đi tiêm, trẻ sẽ luôn khóc nói nói rằng: "Con không muốn tiêm đâu, con sợ đau lắm". Một số cha mẹ sẽ nói: "Con là đàn ông con trai, phải dũng cảm lên chứ", điều này sẽ không làm giảm bớt sự lo lắng của trẻ.
Thay vào đó, cha mẹ có thể thử nói rằng: "Có phải con khóc vì nghĩ tiêm sẽ rất đau phải không? Mẹ biết là con sợ nhưng mà khi bác sĩ tiêm, mẹ sẽ ở bên cạnh, ôm và bịt mắt con lại, như thế có được không".
Khi cha mẹ hiểu được tâm trạng của trẻ, cảm xúc của chúng sẽ dần dịu đi và bớt khó chịu như trước.
4. Khen ngợi cụ thể
Khi cha mẹ khen con bằng những lời như "con thật tuyệt vời", "con thật thông minh", trẻ sẽ nghĩ nguyên nhân thành công của chúng là do trí thông minh chứ không phải do chăm chỉ. Vì vậy, khi khen trẻ phải khen những chi tiết cụ thể, càng cụ thể càng tốt.
Thay vào đó, cha mẹ có thể khen ngợi con bằng cách "mặc dù khó khăn nhưng con đã không bỏ cuộc, con thật tuyệt vời", "đó là một câu hỏi khó nhưng con đã suy nghĩ rất nhiều và nghiêm túc, rõ ràng mẹ thấy con rất thông minh".
Những lời khen rất cần thiết trong giai đoạn trẻ nổi loạn, nó công nhận sự cố gắng của trẻ, khiến chúng có cảm giác cha mẹ vẫn rất quan tâm và thương yêu mình.
5. Thống nhất các quy tắc
Khi trẻ khóc lóc ăn vạ đòi mua đồ chơi trong siêu thị, 2 cách phản ứng phổ biến nhất là nói "không" và đáp ứng ngay nhu cầu của trẻ.
Để tránh tình trạng này xảy ra, trước mỗi lần dắt con ra ngoài, cha mẹ nên thỏa thuận với con mình rằng: "Lần này đi siêu thị, con không được lấy đồ bừa bãi, chỉ được chọn 1 món đồ duy nhất".
Việc thống nhất trước các quy tắc rồi hướng dẫn trẻ thực hiện sẽ hiệu quả hơn.
Tóm lại, tùy theo mỗi giai đoạn nổi loạn của trẻ mà cha mẹ nên có cách xử lý phù hợp, không phải mọi đứa trẻ đều áp dụng thành công các phương pháp trên, nhưng cha mẹ có thể thử để biết được con mình thích hợp với cách dạy dỗ nào.