Những đứa trẻ lớn lên có ảnh hưởng sâu sắc từ lời nói của bố mẹ. Hãy tránh những ngôn ngữ sau đây để không đẩy con vào tình trạng xấu.
- 7 thứ bố mẹ càng mạnh tay "chịu chi" bao nhiêu, tương lai con càng thành công rực rỡ bấy nhiêu
- Nữ sinh kể chuyện giành học bổng du học Mỹ, 2h sáng gửi email cho giáo viên vẫn nhận được phản ứng cực tâm lý
Có một thực tế rằng bạo lực gia đình đối với trẻ em không chỉ là những trận đòn roi. Nó bao gồm cả kỳ thị, miệt thị, mắng nhiếc, xúc phạm, đe dọa, hay tạo áp lực căng thẳng như học tập, chứng kiến bạo lực gia đình. Nhiều đứa trẻ hiện nay đang phải chịu bạo lực gia đình theo nhiều hình thức khác nhau.
Trong cộng đồng tâm lý học tội phạm, các chuyên gia cho rằng trải nghiệm tuổi thơ là một yếu tố quan trọng trong hành vi phạm tội. Đối với con cái, lời nói của cha mẹ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề пhất. 3 kiểu "bạo lực ngôn ngữ" này dễ đẩy con vào tình trạng xấu, cha mẹ nên thay đổi trước khi quá muộn.
1. Dùng ngôn ngữ xúc phạm con
Nhiều phụ huynh cho rằng cha mẹ được dạy bảo con cái bằng bất cứ hình thức nào. Họ cho rằng trẻ nhỏ không biết gì, cần phải nghe theo người lớn mới là tốt. Khi đứa trẻ không chịu làm theo, cha mẹ tỏ ra khó chịu và dùng những lời lẽ xúc phạm con.
"Làm có mỗi chuyện đấy không xong", "Sao dốt thế, có thế mà không làm được", "Không hiểu sao bố mẹ như này lại đẻ ra thằng con hậu đậu vậy"... Những câu nói như vậy thường không khiếп trẻ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn mà ngược lại còn mang đến cho con những tác động tiêu cực về mặṭ tâm lý. Dần dần, trẻ sẽ chấp nhận việc bản thân không giỏi bất cứ thứ gì và mặc định là do bản thân kém cỏi.
Trẻ sẽ tự dán nhãn rằng mình không hề giỏi, con không chỉ có xu hướng rụt rè hơn trong mọi việc ở nhà mà khi ra ngoài xã hội, trẻ cũng luôn mang tâm lý sợ hãi, không dám thể hiện bản thân.
2. Dùng ngôn ngữ đe dọa trẻ
Đe dọa là khi dùng những thứ có thể khiến trẻ sợ để ép chúng làm theo ý bố mẹ. Những điều này có thể không có thật, nhưng khiến cha mẹ cảm thấy hài lòng khi con nghe lời. Tuy nhiên, về lâu về dài, những câu đe dọa này sẽ không còn có tác dụng.
"Nếu mà làm sai thì sẽ bị ăn đòn", "thi điểm kém thì đừng trách bố mẹ", "học không xong thì đi làm ăn xin"... Những câu đe dọa này thường trực trong rất nhiều gia đình. Tất cả những đứa trẻ đều có nỗi sợ bố mẹ không yêu mình, không thích mình, thậm chí không bao giờ muốn mình nữa. Điều пày còn khiếп đứa trẻ sợ hãi hơn là ᵭánh chúng.
Trên thực tế, khi trẻ hiểu tất cả những lời trên chỉ là đe dọa, con có xu hướng "nhờn", thậm chí là chống đối nếu bố mẹ đe dọa nhiều lần. Thay vào đó, cha mẹ nên có hình phạt phù hợp để con không lặp lại lỗi. Ngoài ra, việc đe dọa cũng khiến trẻ sợ hãi ngay cả khi chưa bắt đầu hay cố gắng làm bất cứ chuyện gì.
3. Dùng ngôn ngữ thể hiện sự tức giận, đổ lỗi cho trẻ
Cuộc sống phải đối mặt với nhiều vấn đề khiến cha mẹ đôi khi khó giữ được sự bình tĩnh. Nhiều khi trẻ làm sai việc gì đó, phụ huynh có xu hướng đổ lỗi lên con cái. "Vì sinh con mà mẹ phải như thế này", "chỉ vì muốn có tiền cho con đi học nên bố mẹ khổ quá", "quá thất vọng vì con, đi học chỉ tốn tiền chứ không được việc gì", "mẹ không nghĩ con tệ đến vậy"...
Trong gia đình, vợ chồng sẽ không thể tránh được lúc bất hòa. Tuy nhiên điều đáng nói là những lúc cãi vã, cha mẹ lại trút giận lên đứa trẻ. Một cảnh thường thấy là: Người mẹ phàn nàn rằng đứa trẻ không ngoan ngoãn, than thở rằng đã dành rất nhiều tâm huyết, nhưng không ai hiểu.
Những lúc như thế, trẻ sẽ tự cảm thấy bản thân là gánh nặng cho bố mẹ, muốn buông xuôi mọi thứ, thậm chí còn đẩy bản thân vào những tình huống nguy hiểm.
Có những trẻ em bị chính cha mẹ của mình bạo lực tinh thần cả thời gian dài mà những người sống gần gũi cũng không biết. Nhiều gia đình vẫn coi việc mắng mỏ, chê bai, mạt sát con cái là một trong những biện pháp để giáo dục chúng. Nếu không biết cách kiềm chế cơn tức giận, cha mẹ không những bị ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm tổn thương đến mối quan hệ với con cái.
Cha mẹ cần giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, tránh trừng phạt, đánh đập, dùng lời lẽ xúc phạm con. Đồng thời kiên nhẫn, dành thời gian để nói chuyện với con để tìm hiểu lý do sai trái và giúp con điều chỉnh thay vì chửi mắng thậm tệ.