Ra trường với khoản nợ 1 tỷ đồng, sau 7 năm mua nhà, lập công ty riêng

Xã hội 08/12/2024 11:43

Người phụ nữ này đã trả hết khoản nợ sinh viên gần 1 tỷ đồng, mua được nhà và lập công ty riêng chỉ sau 7 năm.

Kimberly Hamilton là người sáng lập Beworth Finance, cố vấn tài chính và là tác giả của cuốn “Xây dựng sự giàu có chỉ với một xu”.

Vào năm 2012, khi vừa tốt nghiệp đại học, cảm giác tràn đầy hy vọng về tương lai của Kimberly Hamilton đã sớm bị nhấn chìm bởi những áp lực tài chính. Cô mới chuyển đến Washington, D.C., với mức lương khởi điểm là 40.000 USD/năm, khoản nợ sinh viên gần 45.000 USD và hầu như không có tiền tiết kiệm.

Ra trường với khoản nợ 1 tỷ đồng, sau 7 năm mua nhà, lập công ty riêng - Ảnh 1
Nhà cố vấn tài chính Kimberly Hamilton (Ảnh: CNBC)

Kimberly Hamilton sử dụng một công cụ tính toán lãi suất và phát hiện rằng nếu cô chỉ thanh toán số tiền tối thiểu cho các khoản vay sinh viên trong vòng 10 năm, cô sẽ phải trả thêm 16.000 USD tiền lãi ngoài khoản nợ gốc.

Dù hoang mang nhưng Kimberly quyết tâm cải thiện tình hình. Chỉ trong 3 năm, cô trả hết nợ, thu nhập tăng gấp đôi.

Năm 2017, Kimberly mua căn nhà đầu tiên trước sinh nhật lần thứ 30. Vào năm 2019, từ trải nghiệm của mình, cô bắt đầu thành lập công ty Beworth Finance, cung cấp dịch vụ tư vấn kế hoạch tài chính và tích lũy tài sản cho cá nhân. Ở tuổi 36, cô đang hoàn thiện từng mục tiêu để nghỉ hưu vào năm 45 tuổi.

Dưới đây là cách Kimberly thay đổi tư duy về tiền bạc và thoát khỏi nỗi lo lắng về tài chính một cách triệt để.

Bắt đầu với những thay đổi nhỏ nhưng mạnh mẽ

“Việc khám phá ra máy tính lãi suất là một bước ngoặt lớn đối với tôi vì nó đã thúc đẩy quá trình giáo dục tài chính của tôi. Tôi trở nên hào hứng với việc đầu tư và cuối cùng là mua nhà, nhưng muốn giải quyết nợ nần và tích lũy tiền tiết kiệm trước” – Kimberly chia sẻ.

Vào thời điểm đó, cô kiếm được khoảng 2.492 đô la mỗi tháng sau khi trừ thuế và khoản khấu trừ, chưa tính các khoản trả nợ hàng tháng. Mặc dù không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc, một vài thói quen nhỏ đã giúp cô cải thiện tình hình tài chính của mình một cách chậm rãi và liên tục.

Bắt đầu tiết kiệm: Lúc đầu, Kimberly để ra khoảng 120 USD mỗi tháng. Ngoài ra, cô đóng góp đầy đủ vào quỹ bảo hiểm xã hội để nhận được sự hỗ trợ từ nhà tuyển dụng, đó là 4% mức lương của cô lúc bấy giờ, tức là khoảng 133 USD mỗi tháng.

Ra trường với khoản nợ 1 tỷ đồng, sau 7 năm mua nhà, lập công ty riêng - Ảnh 2
Ảnh minh họa/Nguồn: Indiatimes

Đàm phán mức lương của mình: Mặc dù không phải lúc nào cô cũng nhận được "câu trả lời có" hoặc số tiền chính xác mà cô yêu cầu, nhưng cô thường xuyên thành công và đã nhận được một vài lần tăng lương từ 15 - 20% trong suốt các năm. Bốn năm sau khi nhận công việc đầu tiên, cô đã tăng gấp đôi thu nhập lên 80.000 USD/năm.

Kiếm thêm thu nhập ngoài công việc chính: Kimberly gia tăng thu nhập bằng cách làm một số công việc phụ như tham gia khảo sát bí mật, tham gia các nhóm thảo luận và mua bán đồ cũ trên Craigslist.

Dần tăng thanh toán khoản nợ: Mỗi tháng, khi có thể, cô thực hiện các khoản thanh toán bổ sung vào nợ. Khi thu nhập của tăng lên, cô đã nâng số tiền thanh toán nợ bổ sung lên tới 1.500 USD cho đến khi hoàn toàn trả hết nợ. Quá trình này mất ba năm.

Tính năng tự động thanh toán khoản vay

Kimberly tâm sự: “Hóa ra, tôi không chỉ lo lắng vì đang mắc nợ - mà còn sợ cảm giác không kiểm soát được tình hình. Vì vậy, khi tôi trở nên tự tin hơn với tài chính, tôi đã tìm đến công nghệ để giúp tôi quản lý các mục tiêu của mình.

Tôi tự động hóa các khoản đóng góp tiết kiệm, đặt các khoản vay vào chế độ tự động thanh toán và bắt đầu đầu tư thông qua một cố vấn tự động giúp chọn và quản lý các khoản đầu tư cho tôi”.

Theo thời gian, những đóng góp này trở thành thói quen. Công nghệ giúp Kimberly đạt được mục tiêu nhanh hơn nhờ những lợi ích bổ sung như lãi suất tiết kiệm cao hơn và giảm giá khi sử dụng thanh toán tự động. Khi đã thoát khỏi nợ nần, cô đã phân bổ lại số tiền đó để tiết kiệm mua nhà bằng cách chỉ cần cập nhật các chức năng tự động hóa mà cô đã thiết lập từ trước.  

Hệ thống tự động đơn giản này đã giúp cô hoàn thành một trong những mục tiêu lớn nhất của mình: mua nhà. Vào tháng 7 năm 2017, cô đã mua căn nhà đầu tiên của mình tại Washington, D.C., một căn hộ 514 feet vuông, gồm 1 phòng ngủ và 1 phòng tắm, giá 345.000 USD, với 10% số tiền đặt cọc.

Tránh xa lối sống xa hoa

Kimberly chia sẻ: “Khi thu nhập của tôi tăng lên, bao gồm mức lương sáu con số, doanh thu kinh doanh và thu nhập cho từ việc cho thuê, tôi đã chi tiêu nhiều hơn vào những thứ mình yêu thích, như du lịch, nhưng vẫn giữ các chi phí khác ở mức thấp.

Ví dụ, tôi vẫn sống cùng bạn cùng phòng trong hai năm dù đã trả hết nợ, để tiết kiệm tiền cho căn nhà đầu tiên. Ngoài ra, tôi vẫn tự nấu bữa tối và không mua xe ô tô trong suốt 10 năm qua.

Tôi cũng linh hoạt các khoản chi tiêu để có thể để ra 1 khoản tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhưng làm sao để không cảm thấy quá mức “chắt bóp” trong cuộc sống hàng ngày”.

Đầu tư vào tương lai

Năm ngoái, Kimberly đã đầu tư hơn 45% thu nhập của mình, một bước nhảy vọt so với khi cô chỉ đầu tư khoảng 133 đô la mỗi tháng. Bây giờ, ngoài việc đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, cô cũng đóng thêm vào tài khoản hưu trí cá nhân và đầu tư tất cả số tiền còn lại vào các quỹ Index.

Nếu tôi không bao giờ đóng góp thêm một xu nào nữa vào quỹ hưu trí của mình, tôi sẽ có hơn 3,7 triệu đô la vào năm 65 tuổi. Tôi vẫn đầu tư mạnh tay vì tôi muốn đạt được điều đó sớm hơn. Giả sử lợi nhuận hàng năm là 7%, hiện tại tôi dự định nghỉ hưu vào năm 45 tuổi với khoảng 1,7 triệu đô la.

“Trong lĩnh vực tài chính cá nhân, nhiều người định nghĩa tự do tài chính là khi bạn có đủ khả năng để nghỉ hưu. Quan điểm của tôi thì khác một chút. Tôi tìm thấy tự do tài chính khi tôi bắt đầu kiểm soát và tự động hóa khoản thanh toán nợ đầu tiên. Cuối cùng, dù có nhiều tiền sẽ mang lại sự an toàn, nhưng chính những thói quen nhỏ này mới thực sự giúp tôi có được sự tự tin, cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Những lo âu về tài chính giờ đây đã trở thành quá khứ, và đối với tôi, đây mới là tự do tài chính thực sự”, Kimberly nói.

Dự đoán thời điểm chết nhờ ứng dụng hỗ trợ AI

Ứng dụng Death Clock gây chú ý vì phân tích sức khỏe người dùng để đưa ra tuổi thọ dự đoán, thậm chí đếm ngược đến "cái chết" cụ thể từng giây.

TIN MỚI NHẤT